10 nguyên tắc vàng của TCYTTG về vệ sinh an toàn thực phẩm

0
591
Ảnh hưởng của thức ăn

Vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Chọn các thực phẩm đảm bảo an toàn:

Nên chọn thực phẩm ở những địa chỉ đáng tin cậy, các thực phẩm còn tươi, mới.

Không mua các loại thực phẩm dập nát, có mùi lạ.

Đối với thực phẩm chín không mua các thực phẩm có mầu sắc loè loẹt không tự nhiên.

Nếu là thực phẩm bao gói sẵn thì không nên mua khi thực phẩm bao gói sẵn không có nhãn hàng hoá, hoặc nhãn không ghi đầy đủ nơi sản xuất.

Không mua những thực phẩm đồ hộp không có nhãn mác, những hộp không ghi nơi sản xuất, hộp phồng, méo, rạn, nứt, han rỉ.

Khi thực phẩm nghi ngờ không an toàn kiên quyết không mua.

 

Nấu kỹ thực phẩm:

Qua nấu nướng, có thể diệt được các vi khuẩn gây bệnh này, nhưng lưu ý nhiệt độ tất cả các phần của thực phẩm phải đạt được ít nhất là 700C.

Nấu chín có nghĩa là phải chín đến cả phần xương. Thí dụ trường hợp thịt gà đã luộc chín, nếu khi chặt ra mà vẫn còn sống ở phần gần xương, phải đun lại cho chín.

Thịt, cá và gia cầm đông lạnh phải được làm tan băng hoàn toàn trước khi nấu nướng.

Khi sơ chế, thực phẩm phải được rửa sạch, rửa ít nhất 3 lần; đối với rau quả phải ngâm, rửa kỹ.

Ăn thực phẩm ngay sau khi nấu chín:

Khi thực phẩm nấu chín để nguội bằng nhiệt độ trong phòng, vi khuẩn bắt đầu phát triển.

Thực phẩm càng để lâu càng nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, nên ăn ngay thực phẩm chín trong lúc thực phẩm vẫn còn nóng.

 

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín:

Phải để ở nhiệt độ 600C trở lên hoặc nếu muốn bảo quản lạnh thì phải để ở nhiệt độ 100C trở xuống.

Thực phẩm chế biến cho trẻ nhỏ, nấu chín xong, phải cho trẻ ăn ngay và trẻ ăn còn thừa thì bỏ đi.

Không nên để quá nhiều thực phẩm vẫn còn ấm trong tủ lạnh.

Thực phẩm trong tủ lạnh quá nhiều không thể lạnh nhanh được. Khi bên trong của thực phẩm vẫn còn nóng (> 100C) các loại vi khuẩn có thể phát triển tới mức gây bệnh.

 

Đun kỹ lại thực phẩm ăn thừa của bữa ăn trước, trước khi ăn:

Đun lại thực phẩm kỹ, có nghĩa là tất cả các phần của thực phẩm phải đạt ít nhất 700C.

Việc đun lại và đun kỹ thức ăn cũ là hết sức cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn đang tồn tại trong thức ăn, phòng ngừa ngộ độc.

 

Tránh để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín, không nên dùng chung dụng cụ chế biến:

Khi vô tình để lẫn thực phẩm sẽ có sự nhiễm chéo của mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín, gây nguy hiểm.

Nếu dùng chung dụng cụ chế biến, đồ chứa đựng thực phẩm như dao, thớt, đũa bát cũng làm quá trình nhiễm khuẩn chéo.

 

Rửa tay nhiều lần:

Rửa tay nhiều lần

Rửa tay kỹ trước khi nấu ăn hoặc sau mỗi lần tạm ngừng công việc

Đặc biệt sau khi thay tã lót cho trẻ em hoặc sau khi đi đại tiện

Sau khi thái rửa thực phẩm sống như cá, thịt gia cầm, hoặc rửa tay trước khi chế biến thực phẩm khác.

Cần chú ý là các vật nuôi ở trong nhà như chó, mèo, chim, gà đặc biệt là rùa và ba ba thường là nơi chứa mầm bệnh và có thể truyền qua bàn tay vào thực phẩm.

 

Nơi chế biến và dụng cụ chế biến bảo quản thực phẩm phải thật sạch sẽ:

Tất cả các đồ dùng để đựng thực phẩm ở các nơi sơ chế thực phẩm phải giữ sạch.

Dẻ lau bát đĩa và dụng cụ nên được thay thường xuyên và luộc khi dùng lại.

Nên để tách riêng dẻ lau nhà với dẻ lau bát đĩa và cũng cần giặt dẻ lau nhà thường xuyên

 

Bảo quản thực phẩm chống các loại côn trùng, chuột và các động vật khác:

Các loại côn trùng như ruồi, gián, kiến, chuột và các động vật khác thường mang nhiều vi khuẩn gây bệnh và gây ngộ độc thực phẩm.

Cách bảo quản tốt nhất là để thực phẩm trong các đồ chứa được đậy kín.

 

Sử dụng nguồn nước sạch:

Sử dụng nguồn nước sạch

Nước sạch là vấn đề quan trọng để chế biến thực phẩm cũng như để uống.

Nước cần phải trong, không màu, không mùi và không có vị lạ.

Nếu có bất kì điều gì nghi ngờ về nguồn nước, cần phải đun nước đó trước khi dùng nấu nướng, chế biến thực phẩm hoặc trước khi làm đá để uống.

Nên đặc biệt cẩn thận đối với nước sử dụng để chế biến bữa ăn cho trẻ em.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : 10 nguyên tắc vàng của TCYTTG về vệ sinh an toàn thực phẩm