Khởi phát chuyển dạ và sự đáp ứng của thai nhi đối với các kích thích

0
701
TRẺ SƠ SINH

1 Cơ chế khởi phát chuyển dạ

1.1 Prostaglandin

 

-Prostaglandin đóng vai trò cơ bản trong khởi phát chuyển dạ

– Prostaglandin được hình thành từ acid arachidonic dưới tác dụng của 15-

PROSTANGLANDIN

hydroxyprostaglandin dehydrogenase. Prostaglandin có trong nước ối, màng rụng và cơ tử cung.Sự sản xuất prostaglandin F2 và PGE2 tăng từ từ trong thời kì thai nghén và đạt tỉ lệ cao sau khi bắt đầu chuyển dạ. Prostaglandin góp phần vào sự chín muồi của cổ tử cung.

-Các yếu tố: phá ối, nhiễm trùng ối, lóc ối có thể gây tăng tổng hợp đột ngột prostaglandin vào cuối thai kì

1.2 Những yếu tố ảnh hưởng

-Estrogen:làm tăng sự nhạy cảm của cơ trơn và tốc độ truyền của hoạt động điện tế bào, do đó hỗ trợ cho cơn co tử cung.Ngoài ra, Estrogen còn làm thuận lợi cho quá trình tổng hợp các Prostaglandin.

– Progesteron: có tác dụng ức chế cơn co tử cung, tuy nhiên vai trò của progesteron trong chuyển dạ vẫn chưa rõ ràng.

PROGESTERON

Nồng độ của Progesteron giảm ở cuối thời kì thai nghén làm thay đổi tỷ lệ estrogen/progesteron góp phần khởi phát chuyển dạ.

-Yếu tố về mẹ:Cơ chế màng rụng tổng hợp Prostaglandin và tuyến yên giải phóng oxytocin còn là vấn đề đang tranh cãi.Người ta quan sát thấy những đỉnh kế tiếp nhau của nồng độ oxytocin với tần suất tăng trong  chuyển dạ, đạt tối đa trong pha sổ thai.Tuy nhiên oxytocin dường như không có vai trò trong khởi phát chuyển dạ nhưng nồng độ tăng lên trong quá trình chuyển dạ.

-Yếu tố về thai:người ta biết rằng nếu thai nhi bị quái thai vô sọ hoặc giảm sản tuyến thượng thận, thai nghén thường kéo dài, ngược lại nếu tăng sản tuyến thượng thận của thai nhi thường gây đẻ non.

THAI VÔ SỌ

2 Sự đáp ứng của thai nhi đối với các kích thích

Hậu quả chung của tất cả các kích thích trong quá trình chuyển dạ là giảm oxy của thai, dẫn đến những biểu hiện thay đổi về chuyển hóa và tim mạch.

2.1 Những thay đổi về chuyển hóa do giảm oxy gây nhiễm toan chuyển hóa

Glycogen của gan sẽ hoạt hóa và chuyển hóa thành năng lượng.Sự chuyển hóa này luôn trong tình trạng kỵ khí, chuyển thành lactate và CO2.Với mức độ thiếu oxy vừa phải, thai có trọng lượng phân tử trung bình có thể thích ứng với tình trạng thiếu oxy bằng cách sử dụng glycogen của thai.Ngược lại, đối với thai kém phát triển, không có dự trữ sẽ chịu đựng kém vì thiếu oxy.

2.2 Sự thay đổi về tim mạch

Khi thai có tình trạng giảm oxy người ta thấy trong giai đoạn sớm, có sự tăng huyết áp, tăng nhịp tim thai do tác động của hệ Adrenergic.Trong giai đoạn muộn, nhịp tim giảm do nhiễm toan.

Phân bố lại những lượng máu riêng cho từng vùng, sự phân bố này nhằm bảo vệ những cơ quan quan trọng của thai, như tăng lượng máu cho não, tim, thượng thận và giảm lưu lượng máu tới hệ tiêu hóa, lách, xương, da, cơ, phổi.Do tình trạng ưu thán ( tăng khí carbonic) phối hợp giảm khí oxy kéo theo sự giãn mạch não đưa đến ứ trệ tuần hoàn gây phù não làm tăng thiếu máu não, giải phóng Thromboplastin tổ chức gây hội chứng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh.

XUẤT HUYẾT NÃO Ở TRẺ SƠ SINH

2.3 Trong chuyển dạ

Trong thời kì xóa mở cổ tử cung nhịp tim thai thai cơ bản nằm trong khoảng 120-160 lần/phút, tim thai có thể nhanh trong vài chục giây nhưng không bao giờ chậm không có lý do.Sự ổn định của tim thai trong chuyển dạ là bằng chứng không có nguy cơ với thai nhi.

XÓA MỞ CỔ TỬ CUNG

Trong lúc sổ thai: nhịp tim thai giảm chậm trong 1/3 trường hợp

Lúc sinh:

-pH= 7,25

-P02=10mmHg

-PCO2=45mmHg

-Tăng Catecholamin, corticoid, ACTH và TSH, Angiotensin, Renin, Vasopressin trong máu.Sự thay đổi  nội tiết này dường như có lợi đối với sự thích ứng của thai nhi sau sinh.

Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com

link tại: Khởi phát chuyển dạ và sự đáp ứng của thai nhi đối với các kích thích