Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu và bệnh do CMV đối với mẹ và thai

0
318
LÂY NHIỄM

1 Bệnh thủy đậu

-Thủy đậu bẩm sinh: là những trường hợp hiếm gặp và xảy ra khi thai phụ mắc bệnh thủy đậu trước tuần thứ 20 kể từ khi tắc kinh ( do mang thai).

Thương tổn ở trẻ em hay gặp như hóa sẹo da, các bất thường về mắt, ảnh hưởng hệ thần kinh.

-Thủy đậu ở trẻ sơ sinh: Xảy ra khi mẹ bị mắc thủy đậu ngay trước lúc sinh.

Tỷ lệ tử vong ở trẻ khá cao, đến 30% khi mẹ mắc thủy đậu trước khi sinh 2-5 ngày, vì mẹ chưa có kháng thể để truyền qua cho con

 xử trí:

+Phòng lây thủy đậu cho phụ nữ có thai:

THỦY ĐẬU

Chẩn đoán huyết thanh.

Sử dụng Globuline miễn dịch trong vòng 96 giờ sau khi bị phơi nhiễm.Tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu 0,3 ml/kg cho mẹ, dùng 2 hoặc 3 mũi cách nhau 24 giờ.Tiêm bắp 125 đơn vị/ 10kg cân nặng của mẹ, liều tối đa là 625 đơn vị.

+Phòng lây cho thai khi mẹ mắc bệnh thủy đậu:

Nếu mẹ mắc thủy đậu 3 tuần trước lúc sinh: Không trị liệu vì gần như không có nguy cơ đối với thai nhi.

Nếu mẹ mắc thủy đậu trước lúc sinh 7-20 ngày: Acyclovir cho mẹ (15 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch trong 7 ngày), (không chắc thuốc có lợi).Trẻ sơ sinh được tiêm bắp Globulin đặc hiệu 0,6 ml/kg và Acyclovir liều giống mẹ.

Nếu mẹ mắc thủy đậu trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước sinh đến 2 ngày sau sinh, dùng cho cả mẹ lẫn con Globulin miễn dịch đặc hiệu 0,6 ml/kg và Acyclovir cùng liều.Cách ly con nếu đứa trẻ không phát bệnh( có thể lây sau khi sinh).

Nếu trẻ có bệnh thủy đậu bẩm sinh, sơ sinh, dùng Acyclovir ( cùng liều).

2 Bệnh do Cytomegalovirus  (CMV)

Virus CMV lây nhiễm qua đường miệng, tình dục, truyền máu, nhau thai, qua bú mẹ hoặc qua ghép tạng.

Virus được thải qua nước tiểu, phân, tinh trùng, dịch cổ tử cung, sữa mẹ, nước bọt.

LÂY NHIỄM

Tuổi càng lớn, tỷ lệ nhiễm CMV càng cao do thời gian tiếp xúc nhiều hơn.Tỷ lệ người có kháng thể kháng CMV thay đổi tùy quốc gia, tỷ lệ cao ở khu vực điều kiện kinh tế xã hội thấp, mật độ dân cư đông đúc.

Phụ nữ thường mang virus không có triệu chứng, tỷ lệ nhiễm tăng lên theo hoạt động tình dục.

Tỷ lệ thai phụ mang virus CMV trong nước tiểu truyền cho con là 1/10.Những trường hợp sơ nhiễm khi đang mang thai có tỷ lệ truyền cho con cao hơn, từ 30-40%.Những trường hợp tái nhiễm trong giai đoạn chu sinh vẫn có thể truyền cho con, dù tỷ lệ thấp (<2%), nhất là khi có nhiễm HIV.

Nhiễm virus xảy ra trong nửa đầu thai kỳ là nghiêm trọng nhất.Các trường hợp tái nhiễm của mẹ vào các thời điểm mang thai có thể tái đi tái lại nhiều lần, nhưng theo người ta thấy rằng chỉ truyền cho trẻ khi tái nhiễm vào thời kỳ chu sinh.

*Thể bệnh

-Sơ nhiễm ở  trẻ có thể do lây truyền khi mang thai ( bẩm sinh), giai đoạn chu sinh ( do virus có ở dịch cổ tử cung), hay sau sinh.Trường hợp đặc biệt, lây sau khi truyền máu tươi.Trường hợp bệnh tái hoạt động ở người mang virus chưa có biểu hiện triệu chứng gặp khi suy giảm  miễn dịch.

*Chẩn đoán

-Mô bệnh học: Sinh thiết mô nhiễm, nhuộm đặc hiệu để phát hiện các tế bào to có các hạt vùi nội bào.

*Phòng bệnh

Không có biện pháp phòng bệnh cụ thể, chỉ có biện pháp cá nhân trong quan hệ tình dục an toàn.

Việc dùng Globulin miễn dịch đặc hiệu kháng CMV chỉ dành cho ghép cơ quan.

Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com

link tại:Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu và bệnh do CMV đối với mẹ và thai