1 .Nguyên nhân góp phần gây tăng huyết áp ở những bệnh nhân suy thận mạn
-Thận là thủ phạm gây tăng huyết áp nhưng cũng là nạn nhân của tình trạng tăng huyết áp.Tăng huyết áp là một yếu tố thúc đẩy quá trình suy thận mạn.Mặt khác tăng huyết áp làm biểu hiện thêm các triệu chứng của suy tim, tai biến mạch máu não, các tổn thương ở mắt nên rất khó khống chế tăng huyết áp ở những bệnh nhân suy thận mạn.Nguyên nhân làm cho tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận nặng thêm bao gồm:
+Thừa dịch ngoại bào dẫn đến tình trạng tăng thể tích tuần hoàn.
+Tác động do sự thay đổi của hệ Renin-Angiotensin-Aldosteron.
+Suy giảm chức năng của nội mạch dẫn đến giảm khả năng đáp ứng giãn mạch đối với các tác nhân gây giãn mạch.
+Tăng nồng độ các độc tố làm nặng thêm tình trạng suy thận mạn.
+Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, địa lý.
+Điều trị thiếu máu bằng erythrompoietin tái tổ hợp.
+Biều hiện cường giáp trạng thứ phát.
+Nồng độ muối trong khẩu phần ăn và trong dịch lọc không được điều chỉnh.
+Phương pháp tiến hành lọc máu đang được lựa chọn.
+Các yếu tố liên quan đến gan.
Mục đích điều trị là duy trì huyết áp ở mức <130/80 mmHg là tốt nhất.
2. Một số nhóm thuốc có thể lựa chọn để điều trị tăng huyết áp
-Vấn đề chẩn đoán và lựa chọn các phương pháp điều trị tăng huyết áp ở những bệnh nhân suy thận mạn là một vấn đề khó khăn.
-Không có thuốc nào là chống chỉ định tuyệt đối ở những bệnh nhân suy thận mạn có tăng huyết áp, tuy nhiên nhóm ức chế men chuyển và ức chế thụ thể AT1 và chẹn beta giao cảm được ưu tiên lựa chọn vì tác dụng lợi tiểu của nó trên bệnh nhân suy thận mạn đã có biến chứng tim mạch hoặc có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng tim mạch.
-Dùng nhóm chẹn kênh calci cho các trường hợp tăng huyết áp khó khống chế bởi tác dụng hạ áp nhanh và hiệu quả.Nhóm thuốc này có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như làm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng tim mạch ở những bệnh nhân suy thận mạn.
-Một số thuốc cụ thể:
+Lợi tiểu đường uống hoặc tiêm, thường dùng nhóm lợi niệu quai ở những bệnh nhân suy thận mạn furosemid ( Lasix)
+Thuốc ức chế men chuyển: Coversyl 4 mg, Renitec 5- 10 mg ( lưu ý tác dụng phụ gây tăng kali máu và gây ho khan)
+Thuốc ức chế thụ thể AT1
Telmisartan (Micardis), viên 40-80 mg có thể dùng 1-2 viên/ ngày.Thuốc có thời gian bán hủy kéo dài nhất, chỉ cần dùng 1 lần trong ngày và còn có tác dụng giảm gốc tự do, cải thiện chức năng thất trái.
+Thuốc chẹn kênh calci:
Nifedipin viên 20 mg dùng 2-4 viên/ngày, adalat LA viên 30 mg dùng 1-2 viên/ngày, amlor viên 5 mg dùng 1-2 viên/ngày là chẹn kênh calci thế hệ mới có độ an toàn cao cho bệnh nhân suy thận mạn, có tác dụng bảo vệ thận nhất ở những bệnh nhân tăng huyết áp có protein niệu.
+Thuốc ức chế beta giao cảm ( Atenonol, betalock 25-50 mg) cần lưu ý các chống chỉ định của thuốc.
+Thuốc ức chế thần kinh trung ương Alphametyldopa (Dopegyt), đề phòng tụt huyết áp do tư thế đứng lên đột ngột khi dùng Aldomet và lưu ý tác dụng phụ như buồn ngủ dễ nhầm lẫn với hội chứng tăng ure huyết.Thuốc hạ áp có tác dụng trung ương, không ảnh hưởng đến chức năng thận dùng dạng viên 250 mg cho 2-4 viên/ngày.Do thời gian tác dụng của thuốc ngắn nên phải dùng 4 lần/ngày
nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com
link tại:Khống chế tình trạng tăng huyết áp ở những bệnh nhân suy thận mạn