Phương pháp khám trương lực cơ.

0
1014
khám phản xạ

Khám trương lực cơ

Bệnh nhân thả lỏng các chi, các khớp. Thầy thuốc đánh giá độ gấp doãi khớp: độ gấp doãi giảm tức là trương lực cơ tăng

Đánh giá độ căng chắc các cơ

Đánh giá độ ve vẩy: bàn tay, chân

Nhận định: trương lực cơ tăng hay giảm

NT khám phản xạ gân xương Cơ phải ở tư thế doãi hoàn toàn, bệnh nhân không lên gân Gõ đúng vào vùng sinh phản xạ, thường là đầu gân cơ bám vào xương Gõ hai bên đối xứng nhau, lực gõ phải đều nhau Để búa phản xạ rơi tự do theo trọng lực của búa, không dùng lực cánh tay

Cách gõ phản xạ

Phản xạ gân cơ nhị đầu: khuỷu tay bệnh nhân gấp nhẹ, để tự do trên bụng, đặt một ngón tay của ta lên gân nhị đầu và gõ búa lên ngón tay ta.Phản xạ bằng gấp cẳng tay

Phản xạ gân cơ tam đầu: khuỷu tay bệnh nhân gấp nhẹ, để tự do, gõ búa lên gân tam đầu. Phản xạ bằng duỗi cẳng tay.

Phản xạ quay sấp: cổ tay thả lỏng tự nhiên, gõ vào đầu dưới xương quay. Phản xạ = úp bàn tay

Phản xạ trâm trụ: gõ lên đầu gân xương trụ, có thể để 2 ngón tay lên trên gân trụ để tránh gõ vào dây thần kinh. Phản xạ bằng úp bàn tay

Phản xạ gân gối: bệnh nhân có thể ngồi thõng chân, hoặc nằm thả lỏng chân, ta kéo gấp nhẹ gối, gõ vào gân cơ tứ đầu đùi ngay dưới xương bánh chè. Phản xạ bằng duỗi cẳng chân.

Phản xạ gân gót: kéo mu bàn chân bệnh nhân vào cẳng chân, gõ lên gân gót Phản xạ bằng gấp bàn chân

khám phản xạ gân xương

Đánh giá Giảm Tăng:

+ Phản xạ lan tỏa: khi gõ ra ngoài vùng sinh phản xạ, vẫn có đáp ứng co cơ

+ Phản xạ đa động: Gõ một lần, giật cơ nhiều lần.

+ Rung giật gót: Cầm bàn chân bệnh nhân kéo gấp lên phía mu vài lần và giữ nguyên ở tư thế gấp, xuất hiện động tác đạp bàn chân liên tục vào tay ta (rung giật không tắt)

Khám một số phản xạ bệnh lý của bó tháp

Dấu hiệu Babinskin BN nằm ngửa duỗi hai chân. Dùng một kim đầu tù vạch một đường từ bờ ngoài gan bàn chân rồi vòng nhanh dưới nền các ngón chân

Đáp ứng:

+ Bình thường: các ngón chân cùng cụp xuống bằng không có dấu hiệu Babinskin

+ Bệnh lý: ngón cái từ từ duỗi lên kèm theo các ngón khác cụp xuống hoặc xòe ra như nan quạt bằng có dấu hiệu Babinski.

+ Dấu hiệu Babinski không trả lời Nếu một bên không có dấu hiệu Babinski, một bên không trả lời bằng có dấu hiệu Babinski.

Các phản xạ bệnh lý có giá trị như dấu hiệu Babinski

Dấu hiệu Oppenheim: tì ngón tay vuốt mạnh dọc xương chày

Dấu hiệu Gordon: bóp mạnh cơ dép

Dấu hiệu Chaddoch: Dùng kim gãi quanh mắt cá ngoài

Dấu hiệu Shaeffer: bóp mạnh gân gót
Dấu hiệu Hoffman Cầm bàn tay bệnh nhân hơi gấp lên phía sau
mu tay. Thầy thuốc cầm ngón giữa bệnh nhân rồi dùng ngón cái và ngón giữa của mình bật mạnh đột ngột. Ngón cái và ngón trỏ của bệnh nhân gấp lại tạo động tác càng cua. Phản xạ này chỉ có giá trị khi có một bên. Ở người nhạy cảm có thể có Hoffman hai bên

Dấu hiệu Tromner Làm như dấu hiệu Hoffman nhưng thay bật ngón tay bằng búng hay gõ vào ngón tay bệnh nhân

coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link bài viết tại : https://daihocduochanoi.com/phuong-phap-kham-truong-luc-co/