Contents
THUỐC GÂY MÊ ĐƯỜNG HÔ HẤP
Đặc điểm chung
Chuyển vận của thuốc gây mê .
Các thuốc gây mê đường hô hấp là các chất khí hoặc chất lỏng bay hơi. Khi hít vào, thuốc gây mê qua mũi tối phổi, khuếch tán vào máu rồi đến thần kinh trung ương và gây tác dụng ức chế. Khi nồng độ thuốc gây mê ở thần kinh trung ương đạt tới ngưỡng, trạng thái mê sẽ xuất hiện.
Sự xâm nhập thuốc gây mê vào phổi phụ thuộc vào nồng độ thuốc gây mê trong không khí hít vào và sự thông khí ở phổi.
Sự xâm nhập của thuốc gây mê từ phổi vào máu phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa phổi và máu, tính thấm của màng phê nang và đặc biệt là tính hòa tan của thuốc gây mê trong máu. Trong đó, tính hòa tan của thuốc gây mê trong máu là yếu tố quan trọng nhất, được biểu thị bằng hệ số phân bố máu/ khí. Các thuốc gây mê ít tan trong máu có hệ số phân bổ máu/ khí nhỏ, áp suất động mạch tăng nhanh, nên đạt cân bằng ở não nhanh, thời gian tiềm tàng sẽ ngắn và ngược lại. Ví dụ: hệ số phân bố máu/ khí của nitrogen oxyd, halothan và methoxyfluran lần lượt là 0,47- 2,3- 12 nên nitrogen oxyd gây mê nhanh nhất còn methoxyfluran gây mê chậm (xem bảng 3.2).
Tồn thuốc MAC* (tỷ lộ %) Hệ số phân bố máu/ khí Chuyển hóa (tỷ lệ %)
Nitrogen oxyd 105 0,47 0
Haỉothan 0,75 2,3 >40
Enfiuran 1.7 1,8 8
Isofluran 1,4 1.4 <2
Methoxyfluran 0,16 12 >70
Sevofluran 2,0 0,69 2-5
Desfluran 6-7 0,42 <0,05
(*) MAC (Minimum Alveolar Concentration): nồng độ tối thiểu cần có của thuốc trong phế nang.
Một phần các thuốc gây mê hô hấp được chuyển hóa ở gan (như halothan chuyển hóa thành clorotriíluoroetyl) gây độc với gan.
Các thuốc gây mê đường hô hấp chủ yếu được thải trừ qua đường hô hấp, một phần thải trừ qua thận nên có thể gây độc với thận. Ví dụ: các thuốc có chứa halogen nhất là methoxyfluran khi chuyển hóa ở gan giải phóng ra halogen. Các halogen này thải trừ qua thận, gây độc cho thận.
Tác dụng
• Tác dụng gây mê
Hoạt tính gây mê của thuốc được xác định dựa vào nồng độ tối thiểu của thuốc trong phế nang (Minimum Alveolar Concentration- MAC) làm mất vận động trên 50% bệnh nhân đốì với một kích thích đau chuẩn. Thuốc gây mê có MAC càng thấp thì hoạt tính gây mê càng mạnh. Giá trị MAC có thể giảm ở người cao tuổi.
• Tác dung trên các cơ quan
– Trên hô hấp: hầu hết thuốc gây mê hô hấp đều gây ức chế hô hấp ở các mức độ khác nhau, trong đó gây ức chế mạnh nhất là isoíluran và enfluran.
– Trên não: làm giảm chuyển hóa ở não nhưng tăng lưu lượng máu não nên tăng áp lực sọ não (nhất là ở người bị chấn thương vùng đầu hay u não).
Trong .đó, nitrogen oxvd ít erâv tăne1 án hin RỌ não nhất,
– Trên hệ tim mạch: nói chung, thuốc gây mê (halothan) ức chế tim, giãn mạch và hạ huyết áp. Tuy nhiên, một sô” thuốc như isoíluran, methoxyfluran và eníluran có thể làm tăng nhịp tim (thông qua phản xạ cường giao cảm).
– Trên cơ: hầu hết các thuốc gây mê hô hấp đều có tác dụng giãn cơ.
– Trên thận: tất cả các thuốc gây mê đều làm giảm tốc độ lọc cầu thận và lưu lượng máu qua thận do tăng sức cản mạch thận, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Dựa vào độ nhạy cảm của thần kinh trung ương đối với thuốc gây mê theo thứ tự từ vỏ não xuống dưới vỏ và dựa vào dấu hiệu lâm sàng, Arthur Credel (1920) đã chia tác dụng của thuốc gây mê hô hấp thành 4 giai đoạn tương ứng vối 4 thời kỳ gây mê.
Giai đoan 1: Thời kỳ giảm đau
Thuốc gây mê ức chế trung tâm cao cấp ở vỏ não làm người bệnh mất dần linh cảm, cảm giác kê cả cảm giác đau, cảm giác nóng và cảm giác lạnh.
Giai đoan 2: Thời kỳ kích thích
Thuốc gây mê ức chế trung tâm vận động ở vỏ não làm trung tâm vận động dưối vỏ não thoát ức chế, bệnh nhân ở trạng thái kích thích: la hét, giẫy dụa, nôn, ho, tăng tiết đờm, có thể gây co thắt khí phế quản, hô hấp không đều, nhịp tim không đều, huyết áp tăng… Thòi kỳ kích thích chỉ kéo dài 1- 2 phút nhưng là thòi kỳ dễ gây tai biến, vì vậy phải phôi hợp thuốíc để làm giảm hoặc mất thòi kỳ này.
Giai đoan 3: Thời kỳ phẫu thuật
Thuốc gây mê ức chế xuống vùng dưối vỏ và tủy sống gây mất ý thức, mất phản xạ, giãn cơ. Thời kỳ này phù hợp cho các phẫu thuật.
Giai đoạn 4: Thời kỳ liệt hành tủy
Thuốc gây mê ức chế vào trung tâm hô hấp và vận mạch ở hành não, làm tim đập chậm, yếu, mạch yếu, rối loạn hô hấp, có thể gây ngừng tim, ngừng hô hấp. Nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ chết sau 3 – 4 phút. Vì vậy, không được gây mê vượt quá giai đoạn 3.
Khi ngừng sử dụng thuốc gây mê, hoạt động của các trung khu thần kinh được hồi phục dần dần theo thứ tự ngược lại.
Ether
Đặc điểm
Là chất lỏng không màu, mùi thơm đặc biệt, rất dễ cháy nổ, khi gặp không khí, ánh sáng chuyển thành peroxyd ethyl rất độc.
Dược động học
Các thuốc gây mê hô hấp nói chung và ether nói riêng, sau khi được hấp thu vào máu sẽ phân bố đầu tiên vào các cơ quan có lưu lượng máu cao (như não, tim, gan, thận) sau đó vào các cơ quan ít được tưới máu như cơ, mõ. Khoảng 2 – 3% thuốc được chuyển hóa ở gan thành acetaldehyd, alcol, acid acetic… khoảng 85-90% thuốc thải trừ qua đường hô hấp ở dạng chưa chuyển hóa. Các chất đã chuyển hóa qua gan được thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng
– Gây mê: ether có tác dụng gây mê mạnh, giảm đau và giãn cơ tốt. Nhưng do ether có hệ số phân bố máu/ khí lớn nên thời kỳ khởi mê kéo dài và dễ gây kích thích.
– Trên tim mạch và huyết áp: ở liều gây mê, thuốc kích thích nhẹ thần kinh giao cảm làm giải phóng các catecholamin nên gây tăng nhẹ nhịp tim và huyết áp. Thuốc gây giãn mạch não, tăng áp lực sọ não.
– Trên hô hấp: gây giãn nhẹ khí quản nhưng kích thích mạnh niêm mạc hô hấp gây tăng tiết đờm dãi, gây phản xạ co thắt thanh quản, gây nôn.
– Cơ vân: có tác dụng giãn cơ vân do ức chế tủy sông, bó tháp và ức chế dẫn truyền vận động, có tác dụng hiệp đồng với các thuốc giãn cơ như các thuốc giãn cơ loại cura chông khử cực, các kháng sinh có tác dụng giãn cơ như kháng sinh nhóm aminosid, lincosamid.
Tác dụng không mong muốn
Khó duy trì sự bốc hơi ổn định (do bình chứa lạnh dần), dễ cháy nổ, khôi mê dài, dễ gây nôn và kích thích nên hiện nay rất ít dùng.
Chống chỉ định
– Tăng áp lực sọ não.
– Bệnh tiểu đường.
– Suy gan, suy thận nặng.
– Sốt cao.
Liều dùng
Trung bình 120 – 150mL/ lần gây mê. Lọ 120mL.
Halothan
Đặc điểm
Halothan là chất lỏng không màu, dễ bay hơi, mùi thơm dễ chịu, không cháy nổ, gặp ánh sáng dễ chuyển thành acid bay hơi, ăn mòn kim loại (trừ crom và kền), hoà tan cao su, chất dẻo (trừ polyethylen), không bị vôi soda phân hủy.
Tác dụng
– Gây mê: hoạt tính gây mê tương đối cao, xuất hiện tác dụng gây mê tương đối nhanh, êm dịu, tỉnh nhanh, không gây kích thích nhưng giãn cơ và giảm đau kém nên thường phải phối hợp thêm với các thuốíc giảm đau và giãn cơ.
– Trên hô hấp: thuốc gây ức chế hô hấp, làm giảm lưu lượng hô hấp. Nếu gây mê sâu dễ gây thiếu oxy cho mô, gây toan máu và ngừng thỏ nên thường phải hỗ trợ thỏ oxy. Thuốc không gây kích thích niêm mạc hô hấp, không làm tăng tiết dịch và có tác dụng giãn cơ trơn khí quản.
– Trên tuần hoàn: thuốc làm giảm sức co bóp của tim, chậm nhịp tim, giãn mạch và hạ huyết áp. Cũng giống như hầu hết các thuốc-gây mê khác, halothan làm tăng lưu lượng máu não nên làm tăng áp lực sọ não. Ngoài ra, thuốc có thể gây loạn nhịp tim.
– Trên cơ: thuốc gây giãn cơ vân yếu, nhưng giãn cơ trơn mạnh, tác dụng giãn cơ trơn tử cung làm chậm chuyển dạ và chậm cầm máu sau khi sinh.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp là hạ huyết áp, chậm nhịp tim hoặc loạn nhịp, tăng áp lực sọ não, đặc biệt là độc vối gan (gây viêm gan). Ngoài ra, thuốc gây đáp ứng miễn dịch vì vậy hạn chế dùng nhắc lại, nếu phải dùng nhắc lại thì phải cách nhau ít nhất 3 tháng.
Chống chỉ định
– Sốt cao ác tính.
– Không nên gây mê bằng halothan trong sản khoa trừ trường hợp cần giãn tử cung.
– Không phối hợp vối thuốc ức chế MAO.
Chếphẩm và liều dùng
Lọ 125mL và 250mL. Khởi mê dùng liều từ 1- 2,5% sau đó duy trì ở nồng độ 0,5- 1,5% (thường phối hợp với nitrogen oxyd và oxy).
Enfluran và isofluran
Đặc điểm
Enfluran và đồng phản isofluran đều là dẫn xuất halogen của ether, là chất lỏng không màu, dễ bay hơi, không cháy nổ, không ăn mòn kim loại, bền vững về mặt hóa học, không bị vôi soda phân hủy.
Dược dộng học
Enfluran và isofluran là các thuốc gây mê hô hấp. So vối các thuốc gây mê có halogen khác, enfluran và isofluran ít chuyển hóa nên ít gây độc vối gan và thận. Thải trừ chủ yếu qua đường hô hấp.
Tác dụng
– Gây mê: tác dụng gây mê mạnh tương tự halothan, khỏi mê nhanh, êm dịu, tỉnh nhanh.
– Trên tuần hoàn: thuốc gây hạ huyết áp do giãn mạch, lứu lượng tim tương đối ổn định. Thuốc gây giãn mạch vành, không làm tăng nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim, vì vậy ít gây loạn nhịp tim hơn halothan. Thuốc gây tăng nhẹ lưu lượng máu não.
– Trên hô hấp: ức chế hô hấp mạnh, làm giảm trương lực phế quản, tăng tiết dịch nên dễ gây co thắt thanh quản, có thể gây ngừng thở.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
link tại : thuốc gây mê đường hô hấp