BỆNH NGUYÊN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

0
799
vi khuẩn HP gây loét dạ dày tá tràng

BỆNH NGUYÊN

 

vi khuẩn HP gây loét dạ dày tá tràng

Cho đến nay chưa tìm ra một nguyên nhân chung cho loét dạ dày tá tràng , nhưng người ta thấy có một số yếu tố nguyên nhân tham dự vào, đôi khi chúng phối hợp nhau. Các yếu tố này còn có sự tham gia của di truyền, yếu tố tâm thần và môi trường.

 

1. Di truyền

Nhiều lập luận cho rằng loét tá tràng có tố tính di truyền, tần suất cao ở một số gia đình và loét, đồng thời xảy ra ở hai anh em sinh đôi đồng noãn, hơn là dị noãn. Trong số những yếu tố di truyền đã biết đến là:

– Nhóm máu O không tiết của các kháng nguyên hòa tan ABH.

– Tăng tiết pepsinogen I phối hợp với tăng tiết acid HC1.

– Cường gastrin máu do u gastrinome trong bệnh đa u nội tiết nhóm I.

– Cường gastrin máu do phì đại tế bào G vùng hang vị.

Trong bệnh loét dạ dày yếu tố di truyền ít rõ hơn. Tần suất của nhóm máu A cao một cách bất thường.

– Các bệnh lỷ di truyền khác phối hợp với loét: Bệnh mastocytose; hội chứng run, nhân chấn và loét; bệnh dạng bột type 4; hội chứng da trâu: mang đặc trưng là sỏi thận – đau khớp – đái đường và loét dạ dày tá tràng, bệnh dày da và màng xương với ngón tay dùi trống – dạ dày mặt bự; bệnh Lentiginose với teo đồng từ và đái tháo đường phụ thuộc insulin.

 

2. Yếu tố tâm lý

Hai yếu tố cần được để ý là nhân cách và sự tham gia của stress trong loét. Theo Alexander, tâm lý của bệnh nhân loét là ưu thế của hệ thống hoạt động thụ động, chủ thể giao động giữa khuynh hướng hoạt động hoặc nhu cầu về trách nhiệm, tự do, độc lập và khuynh hướng thụ động cần sự giúp đỡ. Thể tâm thần ảnh hưởng lên kết quả điều trị, loét cũng thường xảy ra ở người có nhiều sang chấn tình cảm, hoặc trong giai đoạn căng thẳng tinh thần nghiêm trọng như trong chiến tranh.

 

3. Rối loạn vận động

Đó là sự làm vơi dạ dày và sự trào ngược của tá tràng dạ dày. Trong loét tá tràng có sự làm vơi dạ dày quá nhanh làm tăng lượng acid tới tá tràng. Ngược lại trong loét dạ dày sự làm vơi dạ dày quá chậm, gây ứ trệ acid ở dạ dày. Trong trào ngược tá tràng dạ dày muối mật và lécithine làm viêm hang vị rồi gây ra loét.

 

4. Yếu tố môi trường

4.1. Yếu tố tiết thực

Bản chất của thức ăn, gia vị, giờ ăn hoặc ăn nhanh dường như không đóng vai trò trong bệnh nguyên của loét. Tuy nhiên không loại trừ loét phân bố theo địa dư là có sự đóng góp của thói quen về ăn uống. Như ở Bắc Ấn ăn nhiều lúa mì loét ít hơn ở miền Nam ăn toàn gạo. Thật vậy, nước bọt chứa nhiều yếu tố tăng trưởng, thượng bì giữ vai trò nuôi dưỡng niêm mạc và làm giảm tiết acid. Sữa không có tác dụng bảo vệ protéine, caféine và calcium là những chất gây tiết acid; với liều cao rượu gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

4.2. Thuốc lá

Loét dạ dày tá tràng thường gặp ờ người hút thuốc lá, thuốc lá cũng làm xuất hiện các ổ loét mới và làm chậm sự lành sẹo hoặc gây đề kháng với điều trị. Cơ chế gây loét của thuốc lá vẫn hoàn toàn chưa biết rõ, có thể do kích thích dây X, hủy niêm dịch do trào ngược tá tràng dạ dày hoặc do giảm tiết bicarbonate và ức chế yếu tố tăng trưởng niêm mạc (epithelial growth factor).

4.3. Thuốc gọi là màng dạng fibrin

– Aspirin: Gây loét và chảy máu, thường gặp ở dạ dày nhiều hơn tá tràng, do tác dụng tại chỗ và toàn thân. Trong dạ dày pH acide, làm cho nó không phân ly và hòa tan được với mỡ, nên xuyên qua lớp nhầy và ăn mòn niêm mạc gây loét. Toàn thân, là do Aspirin ức chế Prostaglandine, làm cản trở sự đổi mới tế bào niêm mạc và ức chế sự sản xuất nhầy ở dạ dày và tá tràng, do đó các viên nang pH8 chỉ làm giảm nguy cơ loét dạ dày, nhưng không làm giảm loét tá tràng.

– Nhóm kháng viêm non-steroide: gây loét và chảy máu tương tự như Aspirin nhưng không gây ăn mòn tại chỗ mà chủ yếu ức chế COX| và COX2.

– Corticoid: Không gây loét trực tiếp, vì chỉ làm ngăn chặn sự tổng hợp Prostaglandin, nên chỉ làm bộc phát lại các ổ loét cũ, hoặc ở người có sẵn tố tính loét.

4.4. Helicobacter Pylori (HP)

Đã được Marshall và Warren phát hiện năm 1983, HP gây viêm dạ dày mạn tính nhất là vùng hang vị (type B), và viêm tá tràng do dị sản niêm mạc dạ dày vào ruột non, đầu tiên là viêm dạ dày mạn bề mặt rồi đến viêm dạ dày teo mạn tính rồi từ đó gây loét. 90% trường hợp loét dạ dày, và 95% trường hợp loét tá tràng có sự hiện diện HP nơi ổ loét. Đặc biệt là ở bệnh nhân nhiễm HP có mang kháng nguyên CagA, VacA và iceA. Các kháng thể kháng CagA (+) trong 80% bệnh nhân loét tá tràng.

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Bệnh nguyên của loét dạ dày tá tràng