Bệnh thông liên thất.

0
623
tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là thể bệnh phổ biến nhất của bệnh tim ở trẻ em. Mặc dù tình hình mắc bệnh có thay đổi, một tỷ lệ mắc được thừa nhận là từ 6 đến 8 cho 1000 trẻ mới đẻ sống. Tỷ lệ mắc bệnh còn cao hơn ở trẻ đẻ non và trẻ đẻ chết. Theo thống kê của các tác giả ở nhiều nước, tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh trung bình khoảng 1% đến 2% trong tổng số trẻ mới sinh (khoảng dao động 0,5%-6%). Trong tim bẩm sinh, các bệnh thường gặp là: Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot, chuyển gốc động mạch, hẹp động mạch phổi…Tỷ lệ tử vong của tim bẩm sinh cao ( từ 5%-10% tổng số tim bẩm sinh), chiếm 5,83% tổng số các bệnh tim nằm điều trị trong bệnh viện(tổng kết 10 năm từ 1981-1991 tại viện Nhi Hà nội) và chủ yếu tử vong trong hai năm đầu.

Bệnh thông liên thất.

Thông liên thất là bệnh thường gặp, có thể đơn thuần hoặc phối hợp với các dị tật khác của tim mạch ( theo Mocgan thông liên thất đơn thuần chiếm khoảng 10-15% tổng số bệnh tim bẩm sinh, đứng thứ ba sau còn ống động mạch   và thông liên nhĩ).

bệnh thông liên thất

Hình thái học

Về hình thái học, thông liên thất được xếp loại theo vị trí, kích thước lỗ thông, có bốn loại và chia thành hai nhóm:

-Thông liên thất cao: phần màng, phần phễu trong đó phần màng là hay gặp.

-Thông liên thất thấp: phần cơ(bệnh Roger), phần vách trơn (ít gặp).

Khoảng 90% thông liên thất xảy ra ở vùng màng (khuyết vách liên thất màng) và vì vậy liên quan đến bó nhĩ thất ( bó His) của hệ thống dẫn truyền ( trên điện tâm đồ có thể thấy bloc nhánh phải không hoàn toàn). Số còn lại ở dưới van động mạch chủ(vùng phễu hoặc dưới động mạch) hoặc nằm ở giữa vách cơ. Mặc dù phần lớn là một lỗ thông, thông liên thất ở phần cơ có thể có nhiều lỗ. Tuỳ thuộc vào kích thước của lỗ thông nó có thể gây tình trạng bệnh lý ngay từ khi mới đẻ hoặc kết hợp với những tổn thương nhỏ hơn có thể khó nhận biết ngay cả ở giai đoạn muộn hoặc có thể đóng tự phát. Do áp lực của tâm thất trái lớn hơn tâm thất phải nên dòng máu từ tâm thất trái sang tâm thất phải qua lỗ thông liên thất, làm lượng máu lên động mạch phổi tăng cao. Hậu quả là cả hai tâm thất đều phải làm việc nhiều hơn mức bình thường, trước hết là tâm thất trái. Khi áp lực máu động mạch phổi tăng cao, dẫn tới áp lực ở tâm thất phải tăng cao hơn tâm thất trái, dòng máu sẽ đổi chiều, bệnh nhân sẽ tím tái thường xuyên.

Thông liên thất phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của lỗ thông và có hoặc không có hẹp động mạch phổi. Lỗ thông nhỏ (đường kính dưới 0,5cm) được biết dưới tên bệnh Roger và phần lớn ở phần cơ. Khoảng 50% đóng tự phát và số còn lại chịu đựng tốt trong nhiều năm. Chúng thường gây nên tiếng thổi nhẹ chiếm toàn bộ thì tâm trương, đôi khi kèm theo rung tâm thu. Những lỗ thông lớn thường ở phần màng hay phần phễu và thường còn tồn tại lâu dài và cho phép dòng chảy từ trái sang phải. Hở động mạch chủ cũng có thể gặp do vòng nâng đỡ quanh lỗ thông không đầy đủ.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Bệnh thông liên thất