Các opioid tự nhiên

0
1362
thuốc giảm đau morphin

Morphin

thuốc giảm đau morphin

Dược động học

Thuốc hấp thu được qua đường uống, đường tiêm và đường hô hấp. Hấp thu thuốc qua đường tiêm nhanh và mạnh hơn, vì đường uống thuốc chuyển hóa qua gan lần đầu lớn, sinh khả dụng thấp (khoảng 25%). Sau khi uống 30- 60 phút, đạt
nồng độ tối đa trong máu. Liên kết với protein huyết tương khoảng 30%. Tập trung nhiều ở cơ vân, gan, phổi, thận. Thuốc qua được hàng rào máu não, nhau thai và sữa mẹ. Nồng độ thuốc ở não thấp hơn các nơi khác. Morphin chuyển hóa ở gan chủ yếu liên hợp với acid glucuronic tạo chất chuyển hóa là morphin- 6- glucuronic còn hoạt tính và morphin- 3- glucuronic không có hoạt tính. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, một phần thải qua phân (có chu kỳ gan ruột), 90% thuốc thải trong vòng 24 giờ đầu. Thời gian bán thải là 2- 3 giờ ở người bình thường và kéo dài ở người suy thận và trẻ sơ sinh (6- 30 giờ).

Tác dụng

Morphin và dẫn xuất có tác dụng chọn lọc trên receptor p. Liều cao, ngoài receptor p, thuốc có tác dụng trên các receptor opioid khác. Tác dụng của morphin thay đổi theo liều dùng, giới tính, lứa tuổi và loài. Tuy nhiên, tác dụng chính là ức chế thần kinh trung ương.
– Trên thần kinh trung ương:
+ Tác dụng giảm đau: morphin có tác dụng giảm đau mạnh, giảm đau nội tạng và chọn lọc (chọn lọc trên trung tâm đau, không ảnh hưởng tới cảm giác khác và không mất ý thức).
Cơ chế giảm đau: morphin có tác dụng chọn lọc trên receptor opioid, làm giảm giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh (như chất p, acid glutamic) và làm tăng ngưỡng chịu đau.
+ Tác dụng an thần, gây ngủ: tác dụng an thần, gây ngủ của morphin chỉ rõ khi dùng liều thấp hơn liều giảm đau và chỉ rõ ở người cao tuổi. Thuốc ít gây buồn ngủ ở người trẻ tuổi. Ngược lại, có nhiều trường hợp lại thấy bồn chồn, bứt dứt, thậm chí nếu dùng liều cao cho trẻ em có thể gây co giật.
+ Tác dụng trên tâm thần: gây cảm giác sảng khoái, mơ màng, tăng trí tưởng tượng, mất cảm giác đói khát, buồn phiền. Khi dùng lâu gây nghiện thuốc.
– Trên hô hấp:
Ngay ở liều điều trị, thuốc đã gây ức chế trung tâm hô hấp, làm nhịp thở chậm và sâu… Liều cao gây ức chế mạnh, có thể gây rối loạn hô hấp. Cơ chế gây ức chế hô hấp chủ yếu do thuốc làm giảm đáp ứng của trung tâm hô hấp đối với C02 và ức chế trung tâm hô hấp ở hành não. Ngoài ra, thuốc còn gây co thắt cơ trơn phế quản (có thể do tăng giải phóng histamin). Vì vậy, cần thận trọng với người hen phế quản.
Thuốc ức chế mạnh trung tâm ho và làm giảm phản xạ ho.
– Trên tuần hoàn:
Liều điều trị, thuốc ít ảnh hưởng tói tuần hoàn. Liều cao, thuốíc làm chậm nhịp tim, giãn mạch và hạ huyết áp (có thể do thuốc kích thích trung tâm phó
giao cảm, ức chế trung tâm vận mạch ở hành não và tăng tiết histamin). Các chất đối kháng với opioid, các kháng histamin và thuốc hủy phó giao cảm làm giảm hoặc mất tác dụng trên tuần hoàn của morphin và các opioid.
– Trên tiêu hóa:
Morphin làm giảm trương lực và nhu động sợi cơ dọc, giảm tiết dịch tiêu hóa gây táo bón kéo dài. Thuốc làm tăng trương lực sợi cơ vòng tiêu hóa, cơ thắt môn vị, hậu môn, cơ vòng Oddi.
– Trên tiết niệu:
Morphin làm co cơ vòng bàng quang, gây bí tiểu tiện.
– Các tác dụng khác:
+ Dễ gây nôn do kích thích trung tâm nôn ở sàn não thất IV.
+ Hạ thân nhiệt do kích thích trung tâm tỏa nhiệt.
+ Tăng tiết hormon tuyến yên.
+ Giảm chuyển hóa, giảm oxy hóa.
+ Co đồng tử do kích thích trung tâm dây III.
+ Giảm tiết dịch, nhưng tăng tiết mồ hôi.

Chỉ định

– Đau nặng hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác: sỏi thận, sỏi
mật, ung thư, chấn thương, sau phẫu thuật, sản khoa, nhồi máu cơ tim.
– Phù phổi cấp thể nhẹ và vừa.
– Tiền mê.
Tác dụng không mong muốn và độc tính
– Tác dụner khôner mong muốn: thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, táo bón,
ức chế hô hấp, co đồng tử, tăng áp lực đường mật, bí tiểu, mày đay, ngứa…
– Độc tính cấp: khi dùng liều 0,05 – 0,06g, liều gây chết là 0,1 – 0,15g.
Triệu chứng: hôn mê, co đồng tử, suy hô hấp nặng, tím tái, sau đó giãn đồng tử, trụy tim mạch, ngừng hô hấp và tử vong.
Xử trí: ngoài các biện pháp giải độc thông thường thì chất giải độc đặc hiệu là các kháng opioid: naloxon, naltrexon phối hợp với atropin.
– Độc tinh mạn (nghiện thuốc)
Khi dùng liên tục kéo dài 2- 3 tuần (đôi khi 2- 3 ngày) gây hiện tượng quen thuốc (tức là phải tăng liều mới đạt hiệu quả như ban đầu). Đi kèm với sự quen thuốc là sự phụ thuộc về thế xác vào thuốc (nghiện thuốc). Nếu không tiếp tục dùng sẽ có hội chứng cai thuốc với biểu hiện là chảy nưốc mắt, nưóc mũi, ngất, lạnh, giảm thân nhiệt, giãn đồng tử, nôn mửa, tiêu chảy, đau cơ, run, có thể vật vã, co giật…
Xử trí (cai nghiện): cách ly với môi trường gây nghiện, kết hợp giữa lao động chân tay với tâm lý trị liệu. Dùng liệu pháp thay thế bằng methadon và một số’ thuốc cai nghiện. Có thể dùng các chất đối kháng là naloxon, naltrexon.

Chống chỉ định và thận trọng

– Suy hô hấp, hen phế quản.
– Chấn thương não hoặc tăng áp lực sọ não.
– Trang thái Cũ giât.
– Nhiễm độc rượu cấp.
– Đang dùng các IMAO.
– Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
– Suy gan nặng.
– Đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.
– Thận trọng vói người cao tuổi và người mang thai.
– Tương tác thuốc
– Vối thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: thuốc giảm đau gây ngủ, an thần gây ngủ, liệt thần… làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của morphin.
– Với IMAO gây trụy tim mạch, hôn mê, có thể tử vong. Vì vậy, không được phối hợp morphin với các IMAO.

Chế phẩm và liều dùng

Viên nén, viên nang 200mg. ống tiêm l0mg/ mL; 20mg/ 2mL. ống tiêm 2mg/ mL; 4mg/ 2mL, 10mg/ mL không có chất bảo quản để tiêm ngoài màng cứng.
Tiêm dưới da, tiêm bắp: Người lớn 5- 20mg X 2- 4 lần/ 24h.
Trẻ em trên 30 tháng: 0,1- 0,2mg/ kg/ lần.
Uống: 10mg/ lần X 2- 4 lần/ 24 giờ. Có thể tăng đến 60- 100mg/ 24 giờ tùy theo mức độ quen thuốc và mức độ đau.

Codein

Dược động học

Thuốc hấp thu qua đường uống tốt hơn. Sau khi uống 1- 2 giờ, tác dụng xuất hiện và kéo dài 4- 6 giờ. Dùng tiêm tĩnh mạch, codein làm tăng giải phóng histamin, gây giãn mạch và hạ huyết áp nhiều hơn morphin vì vậy rất hiếm dùng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc qua được nhau thai, chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.

Tác dung và chỉ định

Tương tự morphin, codein có tác dụng giảm đau và giảm ho.
– Codein là chất chủ vận trên receptor của opioid yếu hơn morphin. Trong cơ thể, codein chuyển hóa một phần thành morphin nên có tác dụng giảm đau và cũng gây nghiện nhưng kém morphin. Khi dùng đơn độc, hiệu lực giảm đau của codein bằng 1/5 đến 1/10 morphin. Trong lâm sàng thường phối hợp với các thuốc giảm đau ngoại vi như paracetamol.
– Codein có tác dụng giảm ho mạnh. Vì vậy, hiện nay codein hay được dùng làm thuốc giảm ho.

Chống chỉ định

Mẫn cảm thuốc.
Trẻ em dưới 1 tuổi.
Bệnh gan.
Suy hô hấp.
Chế phẩm và liều dùng
Viên nén 15, 30, 60mg; ống tiêm 15, 30, 60mg/ mL.
Dạng phối hợp trong chế phẩm giảm đau với paracetamol (Efferalgan codeine, Dafalgan codeine…)’, với aspirin (Empirin).
Dạng phối hợp trong chế phẩm giảm ho: Acodine, Codepect…
Liều dùng:
Giảm đau: 15- 60mg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 4 giờ, tối đa 240mg/24h. Giảm ho: 10- 20mg/ lần X 3- 4 lần/ 24h.

 Các opioid tự nhiên khác

Các dẫn xuất khác của morphin rất nhiều, một số chất điển hình là: heroin, hỵdromorphon, hydrocodein, dionin, hydrocodon… Trong các chất này, heroin gây nghiện mạnh, vì vậy hiện nay không được dùng trong điều trị.
– Hydromorphon: là chất chủ vận mạnh trên receptor p, tác dụng mạnh hơn morphin khoảng 5- 10 lần. Thuốc có thể dùng đường uống, đường tiêm. Các đặc điểm tác dụng tương tự morphin. Chỉ định chủ yếu là giảm đau và giảm ho.
– Các thuốc khác: oxycodon, hydrocodon, dihydrocodein, chủ yếu là chất chủ vận yếu hoặc trung bình trên receptor của opioid (tác dụng yếu hơn morphin). Các thuốc này cũng được dùng làm thuốc giảm ho và giảm đau.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link tại : các opioid tự nhiên