Phù phổi cấp là một cấp cứu nội khoa có thể gặp trong thực hành sản khoa.
Phù phổi cấp trong sản khoa thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh tim, cao huyết áp, bệnh thận hoặc các bệnh nhiễm trùng trong lúc mang thai.Cũng có khi do truyền dịch quá nhiều, quá nhanh
Tỷ lệ phù phổi cấp chiếm 15% các biến cố tim-sản và tỷ lệ tử vong chiếm 50% các biến cố tim sản.Tỷ lệ tử vong của phù phổi cấp còn cao (68%).
Contents
1 Cơ chế gây phù phổi cấp
Phù phổi cấp là tình trạng tràn ngập đột ngột các thanh dịch từ huyết tương thấm qua mao mạch phổi vào phế nang rồi vào hệ thống phế quản.Nói khác đi phù phổi là tình trạng tích lũy dịch ở gian bào và phế nang.
Trong phù phổi cấp sự xuất hiện bọt là do thanh dịch phối hợp với luồng khí lưu thông thể tích dịch thoát ra tăng lên nhiều.Tình trạng này ngăn cản sự khuếch tán của các chất khí đưa đến sự giảm oxy máu, tăng CO2 tổ chức.Nguy cơ giảm oxy tổ chức ngày càng trầm trọng hơn do sự gia tăng tính thấm của mao mạch và làm cho suy tim và suy thận chức năng dễ xuất hiện.
2 Chẩn đoán phân biệt
*Đợt cấp của suy hô hấp
Bệnh nhân tím nhiều hơn tái, ran ngáy nhiều.Có dấu hiệu suy tim phải, gan lớn, tĩnh mạch cổ nổi, có tiền sử và có sốt.
*Nhồi máu phổi sau đẻ
Tiền sử của nhân về bệnh thuyên tắc, nằm lâu khi có thai hoặc sau đẻ.
-Đột nhiên đau ngực dữ dội, trụy mạch khó thở.
-Khạc ra máu
* Tắc mạch nước ối
Triệu chứng báo trước không đặc hiệu, xuất hiện đột ngột có thể xảy ra trong chuyển dạ đẻ thường có vỡ ối, cơn co cường tính,trong khi mổ lấy thai hoặc thủ thuật, trên các sản phụ đẻ nhiều…
Chẩn đoán dựa trên ba hội chứng cơ bản: Suy hô hấp cấp-Suy tuần hoàn-chảy máu do rối loạn đông máu.
3 Điều trị
-Đặt ống nội khí quản, hút đờm dãi để khai thông đường hô hấp, thở máy với áp lực dương.Cuối thì thở ra 5-10 cm H2O và FiO2 =60%.
-Đảm bảo huyết động bằng cách truyền Dopamin hoặc Dobutamin. Cần theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP)
-Điều trị nguyên nhân gây bệnh
+Kháng sinh mạnh.
+Chống sốt rét bằng Quinin hoặc Astesuat.
+Quinin sulfat 10 mg/kg mỗi 8 giờ trong ngày đầu tiêm bắp.
+10 mg/kg mỗi 12 giờ các ngày sau tiêm bắp.
+Artesunat 2 mg/kg/24 giờ ngày đầu và 1,2 mg/kg/24 giờ sáu ngày sau.
-Hạn chế diễn tiến phù phổi cấp bằng Corticoid với Methylprednisolon 30-60 mg mỗi 4 giờ
-Xử trí sản khoa:Thông thường thai sẽ bị sảy, đẻ non do nhiễm trùng, nhiễm độc của mẹ.Sau sảy hay đẻ non, cần nạo buồng tử cung, tránh tình trạng sót rau.
-Nếu điều trị hiệu quả có thể giữ thai nhưng cần biết rằng thai thường bị suy dinh dưỡng ( chậm phát triển ) trong tử cung.
-Nếu điều trị không kết quả mà thai vẫn sống và phát triển thì phải xử trí như một phù phổi cấp do huyết động.
4 Dự phòng
-Chuẩn bị tốt bệnh nhân khi gây mê.
-Đề phòng các bệnh nhiễm trùng phổi cấp tính.
-Khi chấn thương phải được giảm đau tốt.
-Điều trị sớm các trường hợp nhiễm trùng nặng.
-Hạn chế đưa một lượng dịch lớn vào cơ thể.
Nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com
link tại:Các phương pháp điều trị và dự phòng phù phổi cấp tổn thương