Cấy ghép cơ quan

0
827
Phẫu thuật cấy ghép

Cấy ghép cơ quan

Phẫu thuật cấy ghép

Phẫu thuật cấy ghép cơ quan đã có từ rất lâu. Từ thời xa xưa, những người Hindus cổ đã biết sử dụng da vùng mông để phẫu thuật chỉnh sửa mũi và tai. Vào năm 700 trước công nguyên, người Ấn Độ đã sử dụng vạt da chuyển từ vùng trán hoặc vùng má phục vụ cho các phẫu thuật tạo hình mũi ( phẫu thuật tạo hình mũi “kiểu Ấn Độ”)
Cấy ghép da là một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của phẫu thuật cấy ghép cơ quan. Những nghiên cứu và phát hiện trong lĩnh vực cấy ghép tế bào và cấy ghép mô dị loại là nền tảng cho sự phát triển của y học và phẫu thuật học trong thế kỷ XX. (Trong thế kỷ IX, loài người đã ghép cành và ghép phôi thành công).
Ross G. Harrison đã bắt đầu nghiên cứu cấy ghép mô từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XIX. Ông là người đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản trong cấy ghép mô hiện đại mà ngày nay vẫn được sử dụng hết sức rộng rãi.
Harrison có nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển của các tế bào thần kinh, về phương pháp sinh trưởng tế bào độc lập, là người sáng chế ra những dụng cụ quan sát trực tiếp sự phát trien của mô thần kinh phôi thai ếch.
Sau những thành công trong nuôi cấy mô thực nghiệm và nuôi cấy cơ quan. Từ năm 1902 đến 1912, Carrel đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề cấy ghép cơ quan. Các công trình nghiên cứu của ông là một sự kết hợp rất chặt chẽ giữa phẫu thuật và kỹ thuật cấy ghép các bộ phận của cơ thể cũng như sự sinh trưởng, phát triển của các tế bào và các mô. ông là người đã phát minh ra những dụng cụ hết sức tinh vi cho phép khâu nối tận- tận các mạch máu .
Trước đây, phẫu thuật cấy ghép các cơ quan thường thất bại do tình trạng nhiễm trùng, nghẽn, tắc mạch gây giảm hoặc thiếu máu nuôi dưỡng – cơ quan được cấy ghép.
Các công trình nghiên cứu về miễn dịch ghép của Medawar (1944-1945) về miễn dịch tế bào của Billingham và Brent (1956), về globulin kháng lympho của Y.Traeger (1966), về huyết thanh kháng lympho của T.E Starzl (1967) có một ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của phẫu thuật cấy ghép mô, ghép tạng, mở ra một hướng mới cho sự phát triển của phẫu thuật ghép mô, tạng đồng loại ( ghép bằng mô, tạng của người khác).
Kỹ thuật ghép tủy xương đã được G.Mathé tiến hành từ năm 1958.
Kỹ thuật ghép và thay thế thận đã được tiến hành từ những thập kỷ đầu của thế kỉ XX. Từ năm 1934, I.U. Vôrônôv đã thử tiến hành ghép thận của tử thi cho người nhưng không thành công. Năm 1956, P.Merril đã ghép thành công thận của hai trẻ sinh đôi cùng trứng và tới năm 1959, tác giả này đã ghép thành công thận cho hai trẻ sinh đôi khác trứng.
Năm 1990, Joseph E. Murray ở Brigham đã nhận được giải thưởng Nobel nhờ những đóng góp của ông trong việc ghép thận. Ông đã ghép thận thành công cho một cặp sinh đôi. Ông nhận thấy: không có một rào cản miễn dịch nào xảy ra khi tiến hành ghép thận cho những cặp sinh đôi cùng trứng. Sau này, người ta mới biết rằng: có thể sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch
(immunosuppressants) để làm giảm ảnh hưởng của rào cản miễn dịch. Nhận xét này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho phẫu thuật ghép thận ngày càng phát triển .
Phẫu thuật ghép tim đã được Christian Bernard lần đầu tiên thực hiện thành công vào ngày 30-12-1967.
Phẫu thuật ghép gan lần đầu tiên được Thomas Starzl tiến hành vào năm
1963.
Phẫu thuật ghép phổi đã được các tác giả Jean Hardy (1963), Mac Govem (1964) và Derom(1968) tiến hành .
Ở Việt nam các nhà ngoại khoa đã quan tâm đến vấn đề ghép tạng rất sớm, vào cuối những năm 60 và đầu 70 của thế kỷ trước, GS Tôn Thất Tùng và các học trò của ông đã nghiên cứu ghép gan thực nghiệm trên chó. Các trung tâm y học lớn như Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện 103 đã tiến hành ghép thận thực nghiệm; song do hoàn cảnh chiến tranh và nhiều lý do khác nên các công trình nghiên cứu này phải dừng lại.
Phải đến gần 30 năm sau việc nghiên cứu ghép tạng ở Việt Nam mới lại tiếp tục, bắt đầu bằng sự ra đời của ủy ban ghép thận Quốc gia (2/1991) và chương trình ghép thận Quốc gia (12/1990). Ngày 4/6/1992 với sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài và sự hợp tác của các nhà y học trong cả nước, ca ghép thận đầu tiên ở Việt Nam đã thực hiện thành công tại Bệnh viện 103, Học viện Quân y. Tính đến tháng 11/2001 cả nước đã có 8 trung tâm ghép thận với 140 trường hợp được ghép.
Ngay sau khi ghép thận thành công, ghép gan bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1996. Nhờ hai đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về ghép tạng và ghép gan do Học viện Quân y chủ trì. Ngày 31/1/2002 với sự giúp đỡ của chuyên gia Nhật Bản ca ghép gan đầu tiên ở Việt Nam đã thực hiện thành công tại Học viện Quân y.

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com