Phẫu thuật mạch máu và vi phẫu thuật

0
708
Phẫu thuật

PHẪU THUẬT MẠCH MÁU, VI PHẪU THUẬT

Phẫu thuật

Sự phát triển của chuyên ngành Phẫu thuật mạch máu có thể chia ra làm hai thời kỳ: thời kỳ thắt mạch và thời kỳ phẫu thuật tái tạo, phục hồi sự lưu thông của các mạch máu.

1. Thời kỳ thắt mạch:

Từ thời kỳ đế quốc La Mã, thời kỳ Phục Hưng tới giữa thế kỷ XX, phẫu thuật thắt mạch máu vẫn là phẫu thuật chính, cơ bản trong xử trí vết thương mạch máu.
Từ thời kỳ Hippocrate, người ta đã tiến hành thắt buộc các mạch máu và cắt cụt để điều trị bênh hoại thu các chi thể tại vị trí mà các mạch máu bị tắc để tránh biến chứng chảy máu.
Antyllus đã đề nghị phương pháp điều trị ngoại khoa phổng động mạch bằng phương pháp thắt mạch máu ở đầu trung tâm của túi phổng.
William Hunter đã đề nghị thắt động mạch ở đầu trung tâm của túi phổng để cầm máu.
Kết quả nghiên cứu về các vòng tuần hoàn chi thể và những biện pháp cải thiện tuần hoàn bên của V.N. Tonkov, V.A. Oppel, B.A. Dolgo – Saburov, Port, Lerich… đã góp phần cải thiện kết quả phẫu thuật thắt mạch máu.

2. Thời kỳ phẫu thuật tái tạo, phục hồi sự lưu thông mạch máu:

Năm 1759, Hallowel (nước Anh) đã khâu phục hồi thành công tổn thương mặt bên của động mạch cánh tay.
Carrel đã đặt nền móng cho chuyên ngành Phẫu thuật mạch máu vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đề xuất 12 vấn đề chủ yếu cần chú ý trong điều trị thông động – tĩnh mạch làm cơ sở cho kỹ thuật cấy ghép tổ chức cơ quan sau này. Nhờ những cống hiến trong nghiên cứu về lĩnh vực này mà Carrel đã được tặng thưởng giải thưởng Nobel vào năm 1912.
Năm 1879, nhà phẫu thuật người Nga là EKK đã thực hiện thành công miệng nối bên – bên hai mạch máu (tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch cửa).
Năm 1882, Schede đã khâu hồi phục thành công một trường hợp rách thành bên tĩnh mạch.
Năm 1895, I. Ph. Sabanhiev đã thực hiên lấy thử vật tắc ở động mạch đùi nhưng không thành công. Mãi tới năm 1911 tại Pháp, Labey mới tiến hành phẫu thuật lấy bỏ vật tắc ở động mạch đùi thành công. Sau đó phẫu thuật loại bỏ tắc mạch ở ngã ba động mạch chủ bụng được Bauer thực hiện thành công tại Thụy Điển.
Sự phát hiện ra heparin của Mc Lean năm 1916 và sử dụng nó vào trong lâm sàng ở cuối những năm 30 của thế kỷ XX cùng với kỹ thuật chụp cản quang mạch máu (C.A. Reiberg, 1924; Sicard và Foresetier, 1923; Dos Santos, 1925) và thành công trong lĩnh vực gây mê, tuần hoàn nhân tạo vào những năm 50 – 60 của thế kỷ XX là một bước phát triển nhảy vọt của chuyên ngành Ngoại khoa phục hồi mạch máu.
Trong thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ hai và những năm đầu sau chiến tranh, các nhà ngoại khoa tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu phương pháp điều trị ngoại khoa các vết thương mạch máu và phình mạch (B.V. Petrovski, A.P. Krymov, G.G. Karavanov, A.I. arutynnov… ).
Năm 1903, Matas đã đề xuất phương pháp điều trị phổng động mạch (sau này mang tên ông) bằng cách mở túi phổng và khâu kín lỗ động mạch từ bên trong lòng túi phổng.
Năm 1906, Goyanes là ngưòi đầu tiên đã sử dụng mảnh ghép tĩnh mạch tự thân để thay thế một túi phổng động mạch ở vùng khoeo.
Govans ( 1906 ) và Lexer (1907) đã thay thế thành công đoạn khuyết động mạch bằng một đoạn tĩnh mạch tự thân .
Năm 1916, Lexer đã sử dụng một đoạn tĩnh mạch hiển để thay thế cho một túi phổng động mạch nách sau chấn thương.
Bernheim đã sử dụng tĩnh mạch tự thân để thay thế thành công hai trưòng hợp phổng tĩnh mạch khoeo.
Việc sử dụng các thuốc cản quang ( nitrar iodua) tiêm vào trong lòng động mạch đã được Brooks đề xuất từ năm 1924.
Năm 1927, Moniz và Santos đã sử dụng thuốc cản quang loại thorium dioxide bơm vào lòng động mạch để chụp động mạch não và động mạch chủ.
Dos Santos (1947) đã đề nghị phẫu thuật loại bỏ nghẽn tắc động mạch, Kunlin (1949) đề xuất tạo đưòng lưu thông phụ (cầu nối) (by – bass) bằng tĩnh mạch qua chỗ tắc.
Năm 1951, Dubost đã cắt bỏ thành công một phình động mạch chủ bụng, DeBakey và Bahnson đã cắt bỏ thành công một phổng động mạch chủ ngực.
Năm 1953, Gibbon đã mổ thành công các phổng động mạch chủ bụng và động mạch chủ ngực vói máy tuần hoàn ngoài cơ thể
Năm 1952,Voorhees và Blakemore đã sử dụng động mạch nhân tạo (Vinyon-N, Dacron và Gore-Tex. ) vào thực hành lâm sàng.
Từ năm 1960, Jacolson và Suarez đã tiến hành những nghiên cứu thực nghiệm về vi phẫu thuật. Nhờ sự hỗ trợ của kính hiển vi phẫu thuật, với các kim khâu có kích thước từ 50-60 micron đường kính và các dụng cụ đốt cầm máu lưỡng cực, phẫu thuật viên có thể nối được các mạch máu có đường kính dưới 2mm. Sự phát triển của vi phẫu thuật đã cho phép nối mạch, nối dây thần kinh, nối các ngón chân, ngón tay bị đứt rồi, nối mạch trong ghép các mạch tự do gồm da và tổ chức dưới da có bó mạch thần kinh nuôi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật tạo hình phát triển.
Carrel đã công bố kỹ thuật khâu nối mạch máu của mình vào năm 1902, khi Ông chưa đầy 30 tuổi. Với kỹ thuật khâu nối mạch máu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả này, Ông đã đoạt giải thưởng Nobel về Y học vào năm 1912.
Năm 1965, Komatu và Tami đã khâu nối thành công một ngón tay cái bị cắt đứt hoàn toàn. J. Cobbelt đã tiến hành chuyển một ngón chân lên để thay thế cho một ngón tay bị đứt lìa thành công vào năm 1968.

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại   : https://daihocduochanoi.com/phau-thuat-mach-mau-va-vi-phau-thuat/