Contents
1 Sót rau
Rau sót nhiều hoặc ít trong tử cung đều gây chảy máu.
1.1 Rối loạn về co bóp cơ tử cung
Đờ tử cung là nguyên nhân gây chảy máu sa đẻ thường gặp nhất.Ngược với đờ tử cung là tăng trương lực cơ tử cung dưới dạng co thắt cơ tử cung, tạo vòng thắt ở lỗ trong cổ tử cung hoặc ở sừng tử cung làm rau bị cầm tù trên vòng thắt.
1.2 Bám bất thường của bánh rau
Rau cài răng lược ( rau bám chặt, rau bám vào cơ tử cung, rau xuyên cơ tử cung) loại này hiếm gặp, tỷ lệ (1/10000 cuộc đẻ, chỉ xảy ra trong trường hợp bất thường của niêm mạc tử cung: sẹo cũ, dính, u xơ, giảm sản nội mạc, viêm nội mạc, dị dạng tử cung.
1.3 Bất thường về vị trí bánh rau
Rau bám đoạn dưới, trên vách tử cung dị dạng, trên vùng tử cung mỏng.Hoạt động tử cung ở vùng này ít hiệu quả để bong rau.Nguy cơ rau cài răng lược ở trên các chỗ bám này cũng cao hơn.
Điều trị: chỉ định kiểm soát lòng tử cung trong trường hợp chảy máu do sót rau.Đối với trường hợp sau sổ thai một giờ không bong, nghiệm pháp bong rau âm tính, hoặc chảy máu nhiều phải bóc rau nhân tạo, nếu không kết quả thì phải mổ cắt tử cung bán phần.
1.4 Dự phòng
Lý tưởng nhất là phải dự phòng các trường hợp chảy máu sau đẻ:
+Tôn trọng các nguyên tắc trong thời kỳ sổ rau
+Nếu xử trí tích cực giai đoạn ba cần phải thực hiện đúng kỹ thuật
+ Kiểm tra kỹ bánh rau, trong trường hợp sót rau phải kiểm tra lòng tử cung.
2 Lộn lòng tử cung
Là biến chứng hiếm gặp, do các nguyên nhân: Kéo dây rốn, đẩy đáy tử cung khi sổ rau.
Triệu chứng thường gặp là đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều,choáng, mót rặ.Mót rặn chỉ gặp trong hai trường hợp sau đẻ, đó là khối máu tụ âm đạo, tiểu khung hoặc lộn lòng tử cung.
Khám bụng: Tùy theo mức độ có thể thấy khối tử cung trong âm đạo,mềm, đau, có thể co bóp, có vòng thắt tử cung trên khối đó.
Xử trí: Nếu chẩn đoán sớm có thể đẩy tử cung trở lại,sau đó tiêm oxytocin và phải giữ tay trong lòng tử cung để kiểm soát sự co bóp của tử cung, nếu thất bại phải mổ cắt tử cung.
3 Rau cài răng lược
Ở người có tiền sử đẻ nhiều lần, nạo thai nhiều lần, viêm niêm mạc tử cung; chất lượng niêm mạc tử cung không còn tốt nên các gai rau bám trực tiếp và cơ tử cung ( không có lớp xốp của ngoại sản mạc), có khi gai rau xuyên sâu vào chiều dày lớp cơ tử cung.Có thể chỉ một phần bánh rau bám vào lớp cơ hay toàn bộ bánh rau bám vào lớp cơ, người ta phân rau cài răng lược thành các loại sau:
-Rau cài răng lược toàn phần: Toàn bộ bánh rau bám vào lớp cơ tử cung do đó không bong ra được và không chảy máu.
-Rau cài lược bán phần: Chỉ một phần bánh rau bám sâu vào cơ tử cung do đó bánh rau có thể bong một phần, gây chảy máu.Lượng máu chảy tùy thuộc vào tình trạng co của lớp cơ tử cung và mức độ rau bong.
-Có 3 mức độ cài của gai rau:
+Rau bám chặt
+Rau bám xuyên cơ tử cung
+Rau xuyên thủng cơ tử cung, có thể bám vào các tạng lân cận
Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com
link tại:Chảy máu sau sinh do các bệnh lý thời kỳ sổ rau-những điều cần biết