DỊCH TỄ HỌC BỆNH VIÊM GAN VIRUS.

0
1765
Đường lây truyền của HBV.

 

1.Đại cương:

Viêm gan virusbệnh truyền nhiễm virus cấp tính, do virus làm tổn thương gan và thường có vàng da. Bệnh lây truyền bằng đường máu hoặc bằng đường tiêu hóa, có khi tản pháp, có khi thành dịch.

-Các triệu chứng của viêm gan virus đã được biết từ rất lâu, những mãi đến những năm 1880-1888 mới được Botkin mô tả là một bệnh riêng biệt. Vì vậy, bệnh viêm gan virus còn được gọi là bệnh Botkin.

-Cổ điển bệnh viêm gan virus chia làm 2 loại dựa vào nhưungx đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học:

+Loại A: do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Loại này còn gọi là viêm gan virus nhiễm trùng.

+Loại B: do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Loại này còn gọi là viêm gan virus huyết thanh.

Từ đây hình thành 1 nhóm bệnh viêm gan virus không phải do HAV, cũng không phải do HBV, y học gọi là bệnh viêm gan virus không A- không B. Cho đến nay có ít nhất 6 loại virus viêm gan được xác nhận, đó là HAV, HBV, HCV, HDV, HEV, HGV.

2.Đặc điểm dịch tễ học:

a.Vùng:

-Gặp ở khắp nơi trên thế giới, thường gặp ở thành phố nhiều hơn nông thôn, đồng bằng nhiều hơn miền núi.

b.Mùa:

Viêm gan virus gặp rải rác quanh năm. Tùy theo từng loại viêm gan virus.

-Viêm gan virus A: tỷ lệ mắc cao trong mùa hè và mùa thu.

-Viêm gan virus B: gặp ở bất kỳ mùa nào.

c.Hình thái dịch:

-Tản phát, ít bùng nổ, xuất hiện là các nhóm nhỏ cách nhau 2-4 tuần.

3.Quá trình dịch:

a.Mầm bệnh:

Có 2 loại virus thường gây viêm gan: virus viêm gan A và virus viêm gan B.

*Cấu tạo:

-HAV: là những hạt hình cầu kích thước 10-20mm, cấu tạo gồm 1 acid nhân là ARN và vỏ capxit.

-HBV:

+là những tiểu thể hình tròn có đường kính 25mm, acid nhân là AND.

+Có 3 loại kháng nguyên:

Kháng nguyên bề mặt (HbsAg)

Kháng nguyên lõi (HbcAg)

Kháng nguyên E.

*Sức đề kháng: virus viêm gan rất chịu đựng được ở môi trường bên ngoài, chúng chịu được ở nhiệt độ khô và hanh (Ở nhiệt độ 60C bị tiêu diệt sau 1 giờ. Ở nhiệt độ 100C HAV bị tiêu diệt sau 30 phút).

b.Đường truyền nhiễm

Đường lây truyền của HBV.

-Đường tiêu hóa: lây qua thức ăn, tay bẩn và ruồi.

-Đường máu: lây qua tiêm chích, truyền máu và các sản phẩm của máu có nhiễm virus.

HBV có thể lây qua tiêm chích, truyền máu.

-Mẹ nhiễm virus có thể lây sang con trong thời kỳ mang thai, sinh con hoặc cho con bú.

-Đường tình dục: QHTD không dùng bao cao su với người bị nhiễm virus.

c.Bệnh sinh:

Hiện nay chưa có cơ chế bệnh sinh giải thích cụ thể mà người ta chỉ thấy rằng:

-Virus viêm gan A vào cơ thể bằng đường tiêu hóa, qua thành ruột non vào máu và được mang đi khắp cơ thể. Do virus có ái tính với tổ chức gan nên cư trú ở gan, gây tổn thương hoại tử tế bào gan, viêm tổ chức liên kết, ứ mật dẫn đến rối loạn chức năng gan.

-HBV: xâm nhập vào máu khi tiêm huyết thanh hoặc dùng cùng 1 bơm tiêm, kim tiêm không tiệt khuẩn chung với người mắc bệnh viêm gan B.

d..Cơ thể cảm nhiễm:

-HAV: hay gặp ở trẻ em.

-HBV: gặp ở mọi lứa tuổi.

Tỷ lệ cảm nhiễm trung bình là 40%, chỉ số này có thể tăng hoặc giảm từ 18-57% trong những điều kiện khác nhau.

Miễn dịch sau khi mắc bệnh tồn tại tương đối lâu, không có miễn dịch chéo.

Copy ghi nguồn DaiHocDuocHaNoi.com.

link bài viết: DỊCH TỄ HỌC BỆNH VIÊM GAN VIRUS.