PHÒNG CHỐNG DỊCH VIÊM GAN VIRUS.

0
542
Hội chứng hoàng đản.

1.Biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm:

a.Phát hiện:

*Lâm sàng: có các hội chứng và triệu chứng sau:

+Hội chứng nhiễm trùng: tùy theo từng loại viêm gan mà bệnh nhân có biểu hiện khác nhau: viêm gan A thường có sôt cao 39-40C, viêm gan B thường sốt nhẹ 37,5-38,5.

+Biểu hiện tiêu hóa: chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, sợ mỡ, đau tức vùng gan…

Biểu hiện chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, đau vùng gan…

+Biểu hiện tinh thần kinh cơ năng: mệt mỏi.

Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

+Hội chứng hoàng đản: da niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc màu.

Hội chứng hoàng đản.

*Dịch tễ học:

-Viêm gan virus lây theo đường tiêu hóa dựa vào:

+Có người mắc viêm gan trong gia đình hoặc môi trường tiếp xúc như nhà trẻ.

+Có mùa dịch: mùa hè, mùa thu.

-Viêm gan virus lây theo đường máu: dựa vào các yếu tố có tiền sử tiêm truyền tối đa là 6 tháng.

*Cận lâm sàng: có 4 hội chứng:

-Hội chứng hủy hoại tế bào gan: GOT/GPT < 1.

-Hội chứng viêm tổ chức liên kết: Gros (+), Maclagan(+).

Hội chứng suy tế bào gan: biểu hiện nhẹ: thời gian quick hơi thay đổi.

*Chẩn đoán quyết định:

-Viêm gan virus A: tìm thấy virus trong phân.

-Viêm gan virus B: tìm thấy kháng nguyên bề mặt HbsAg trong huyết thanh.

b.Khai báo:

Các bác sỹ ở tuyến cơ sở có nhiệm vụ phát hiện sớm và thông báo cho trung tâm y tế dự phòng để có biện pháp phòng chông kịp thời.

 

c.Cách ly và điều trị người bệnh:

-Người ốm bắt buộc phải cách ly ở bệnh viện cho đến khi không còn triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm Bilirubin trong máu giảm, Urobilin trong nước tiểu âm tính, ít nhất cách ly 15 ngày kể từ ngày mắc bệnh.

-Những người mới khỏi bệnh phải được theo dõi ít nhất trong 6 tháng về lâm sàng và xét nghiệm.

d.Người tiếp xúc:

-Theo dõi 40 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với người bệnh. Cần chú ý đến những triệu chứng đầu tiên của bệnh để phát hiện những người mới bị lây.

e.Tẩy uế:

Tẩy uế thường xuyên và tẩy uế lần cuối.

-Tẩy uế phân, quần áo, chăn màn, bát đĩa cốc chén của ngừoi bệnh.

2.Biện pháp đối với đường truyền nhiễm:

a.Viêm gan virus lây theo đường tiêu hóa:

-Ăn uống hợp vệ sinh.

-Thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.

b.Viêm gan virus lây theo đường máu:

-Thực hiện vô trùng trong tiêm truyền, tiêm phòng.

-Thận trọng khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, băng gạc bị vây bẩn.

-Trong gia đình không dùng chung những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm xỉa răng.

-Dùng bao cao su khi QHTD với người mắc viêm gan virus lây theo đường máu.

3.Biện pháp đối với cơ thể cảm nhiễm:

a.Biện pháp đặc hiệu:

*Viêm gan virus A:

-Dùng vaccine bất hoạt bằng Fomalin bào chế từ chủng HAV nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

-Phòng bệnh khẩn cấp bằng gamma Globulin đa giá.

*Viêm gan virus B: biện pháp hiệu quả nhất để phòng là tạo miễn dịch chủ động bằng vaccine. Có 2 loại vaccine viêm gan virus B:

-Loại vaccine chế biến từ men, rất an toàn.

-Loại chế từ huyết thanh người lành mang kháng nguyên bề mặt viêm gan virus B(HbsAg).

b.Biện pháp không đặc hiệu:

-Nâng cao thể trạng, ăn uống hợp vệ sinh.

-Tiêm truyền tuyệt đối vô trùng.

copy ghi nguồn Daihocduochanoi.com.

link bài viết: PHÒNG CHỐNG DỊCH VIÊM GAN VIRUS.