Diễn biến và ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường khi có thai

0
536
TỔN THƯƠNG NHÃN CẦU

1 Diễn biến của bệnh đái tháo đường khi có thai

Bệnh đái tháo đường có thể có trước khi có thai được gọi là đái tháo đường và thai nghén hoặc chi xuất hiện trong khi có thai được gọi là đái tháo đường thai nghén.

*Bệnh đái tháo đường chưa ổn định

-Ngưỡng thanh thải Glucose qua nước tiểu bị giảm, căn nguyên do: tăng tính lọc của cầu thận và giảm tái hấp thu đường ở các ống thận.

-Khả năng dung nạp đường giảm, điều này dẫn đến sự gia tăng đường máu.Dưới tác dụng kép của các Glucocorticoid và nhất là nội tiết tố HPL làm cho đường máu có xu hướng tăng thường xuyên và chỉ được duy trì ở mức bình thường bởi sự suy chức năng của tế bào (của đảo Langerhans tụy tạng tuyến)

-Sự không ổn định của bệnh đái tháo đường khi có thai rõ nhất:

+Vào quý đầu: Nguy cơ giảm đường huyết.

+Vào quý ba: Từng đợt tăng toan chuyển hóa.

-Nhìn chung, những nhu cầu của Insulin gia tăng vào giữa tuần lễ thứ 16 đến tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén, để rồi ổn định cho đến cuối thai kỳ khi không có nhiễm trùng, không có mệt mỏi hay có chấn thương về tinh thần.Những nhu cầu này giảm ngay lập tức sau khi đẻ, rồi sau đó trở về bình thường như lúc trước khi có thai.

*Bệnh đái tháo đường có biến chứng

Đặc biệt là các thương tổn ở nhãn cầu, và thận, biến chứng cao huyết áp do thai, đa ối.

TỔN THƯƠNG NHÃN CẦU

2 Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường khi có thai

Bệnh đái tháo đường có thể gây nên các biến chứng bất kỳ thời điểm nào của quá trình thai nghén:

-Trong quá trình mang thai:

+Sảy thai tự nhiên: 15-20%

+Thai chết trong tử cung, thường ảy ra vào khoảng tuần lễ 36 trở đi, thường kết hợp với đa ối.

+Dị dạng thai nhi có khoảng 10-15%

+Thai to ( 4,5-6 kg ).Bệnh bào thai khi mẹ bị bệnh đái tháo đường phụ thuộc vào lượng đường huyết của mẹ.Đường huyết cao dẫn đến việc tăng dung nạp Glucide và Insulin huyết thai nhi tăng.

THAI TO

-Trong khi sinh:

Có ba biến chứng hay gặp đó là:

+Đẻ khó cơ học, thai nhi khó lọt.

+Đẻ khó do thai to, vì đường kính lưỡng mỏm vai lớn hơn 12 cm.

+ Chảy máu vào giai đoạn bong nhau.

-Với trẻ sơ sinh:

+Thai to với sự phì đại các phủ tạng như: gan to, lách to, tim to…phù mọng, tích mỡ dưới da quá dày, phì đại đảo Langerhans.

+ Nguy cơ mắc bệnh màng trong, ứ trệ tiểu tuần hoàn dẫn đến phù phổi cấp tính ngay sau đẻ.

+Thai nhi dễ bị suy với các dấu hiệu thần kinh cơ như co giật sơ sinh do hạ calci máu sơ sinh.Hạ đường huyết sơ sinh xuất hiện rõ nhất vào giờ thứ 3 sau đẻ, giảm kali máu.

-Hiện nay, nhờ vào sự săn sóc tích cực và điều trị bệnh chúng ta đã thấy có một sự thay đổi rõ về bệnh đái tháo đường và thai nghén.Những nguy cơ cần chú ý đến là:

+Cần chú ý đến những bất thường nhỏ nhất ngay cả khi bệnh đái tháo đường ổn định.

+Tăng huyết áp và tiền sản giật.

+ Dọa sinh non

+Suy thai mạn tính

Khi chúng ta phát hiện ra những nguy cơ trên thì tiên lượng của mẹ và con khả quan hơn.

nguồn ghi copy:daihocduchanoi.com

link tại:Diễn biến và ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường khi có thai