Kỹ thuật nội soi điều trị giãn tĩnh mạch thực quản

0
1664
giãn tĩnh mạch thực quản

Kỹ thuật nội soi điều trị giãn tĩnh mạch thực quản

giãn tĩnh mạch thực quản

Xuất huyết do vỡ các giãn tĩnh mạch thực quản là một biến chứng rất nặng và khá thường gặp của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan. Đây là một biến chứng nặng, có thể gây tử vong và có tỉ lệ tái phát cao. Nội soi thực quản cho phép chẩn đoán, tiên lượng nguy cơ vỡ và điều trị các búi tĩnh mạch giãn này, nhằm điều trị cấp cứu cầm máu và nhất là làm giảm nguy cơ tái phát.

1. Phân loại giãn tĩnh mạch thực quản

1.1. Phân loại của Hội tiêu hóa Pháp

– Độ 1: Các tĩnh mạch có kích thước nhỏ, biến mất khi bơm hơi căng.
– Độ 2: Các tĩnh mạch có kích thước trung bình, không mất đi khi bơm hơi và vẫn còn các niêm mạc bình thường giữa các búi tĩnh mạch này.
– Độ 3: Các tĩnh mạch có kích thước lớn, không mất đi khi bơm hơi và không còn niêm mạc bình thường giữa các búi tĩnh mạch.

1.2. Phân loại của Nội soi Nhật Bản

Dựa vào 4 đặc điểm sau đây:
– Màu sắc của tĩnh mạch thực quản:
+ Màu trắng: các tĩnh mạch màu trắng này trông giống như các nếp niêm mạc phì đại, để phân biệt càn bơm hơi căng trong 30 giây;
+ Màu xanh hoặc màu trắng xanh hoặc màu xanh tím: do áp lực dòng máu gây giãn căng thành tĩnh mạch.
– Các dấu hiệu trên thành tĩnh mạch xuất hiện khi có giãn các mao mạch hoặc các mạch nhỏ trên thành các tĩnh mạch thực quản. Có 4 mức độ khác nhau:
+ Các vệt đỏ: Gồm các mao mạch nhỏ giãn và chạy dọc trên bề mặt các tĩnh mạch;
+ Các vệt đỏ thẫm: Gồm các vệt đỏ có kích thước khoảng 2mm nằm trên các thành tĩnh mạch;
+ Các ổ tụ máu: Gồm các bọc màu đỏ có kích thước khoảng 4mm nằm trên thành tĩnh mạch;
+ Dấu đỏ lan tỏa: Gồm rất nhiều vết đỏ lan rộng trên bề mặt tĩnh mạch và niêm mạc giữa các tĩnh mạch.
– Kích thước tĩnh mạch:
+ Độ 1: Các tĩnh mạch có kích thước nhỏ, thẳng, biến mất khi bơm hơi căng;
+ Độ 2: Các tĩnh mạch có kích thước trung bình, ngoằn ngoèo và chiếm dưới 1/3 khẩu kính của thực quản;
+ Độ 3: Các tĩnh mạch có kích thước lớn, chiếm trên 1/3 khẩu kính của thực quản.
– Vị trí của tĩnh mạch:
+ Trên: trên chồ phân chia của chạc ba khí phế quản.
+ Giừa: tương ứng hoặc gàn với chồ phân chia của chạc ba khí phế quản.
+ Dưới: Tĩnh mạch thực quán bụng hoặc phần thấp của tĩnh mạch thực quán ngực.
Các tổn thương phối hợp ở đường Z: loét chợt, viêm thực quản trào ngược…

2. Hình ảnh nội soi của vỡ tĩnh mạch thực quản

Nội soi dạ dày – thực quản bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản có các trường hợp xảy ra như sau:
– Chắc chắn có vỡ tĩnh mạch thực quản: Khi có tia máu phụt ra từ tĩnh mạch thực quản (TMTQ) hoặc có điểm rỉ máu trên thành TMTQ.
– Có khả năng vỡ TMTQ: Có cục máu đông đã chuyển màu trắng ngà hoặc cục máu đông mới dính trên thành tĩnh mạch, không bong đi khi bơm rửa.
– Có thể có vỡ TMTQ: Các búi TMTQ lớn, có máu trong dạ dày trong khi đó không có thương tổn phối hợp khác ờ dạ dày hoặc TMTQ dễ dàng rỉ máu khi bơm rửa nhẹ nhàng.

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Kỹ thuật nội soi điều trị giãn tĩnh mạch thực quản