Một số điều cần biết về rau tiền đạo và triệu chứng chẩn đoán

0
552
SIÊU ÂM

1 Định nghĩa

Rau tiền đạo là bánh rau bám ở đoạn dưới tử cung, có thể che lấp một phần hoặc toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.

Rau tiền đạo xảy ra khoảng 1/200 trường hợp thai nghén, là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau đẻ.Vì vậy, rau tiền đạo là một cấp cứu trong sản khoa.

RAU TIỀN ĐẠO

Cơ chế chảy máu trong rau tiền đạo:

-Đoạn dưới thành lập trong ba tháng cuối thai kỳ.

-Sự co kéo của đoạn dưới ở diện rau bám gây bóc tách.

-Gai rau bám sâu vào cơ tử cung ở đoạn dưới.

2 Phân loại

PHÂN LOẠI

2.1 Phân loại theo giải phẫu

-Rau bám thấp:Bánh rau bám lan xuống đoạn dưới của tử cung nhưng chưa tới lỗ trong cổ tử cung.

-Rau bám mép:Bờ của bánh rau bám sát mép lỗ trong cổ tử cung.

-Rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn: bánh rau che lấp một phần lỗ trong cổ tử cung.

-Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh rau che lấp toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.

2.2 Phân loại theo lâm sàng

-Rau tiền đạo trung tâm: bao gồm loại bán trung tâm và trung tâm hoàn toàn.Thái độ xử trí chủ yếu là mổ lấy thai.

-Rau tiền đạo không trung tâm: bao gồm loại rau bám thấp và bám mép.Các trường hợp này có thể theo dõi đẻ đường âm đạo.

3 Các yếu tố thuận lợi

Người ta chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân  sinh ra rau tiền đạo, tuy nhiên tần suất rau tiền đạo tăng lên ở những thai phụ có tiền sử sau:

-Đẻ nhiều lần.

-Mổ lấy thai.

MỔ LẤY THAI

-Mổ bóc nhân xơ tử cung, cắt góc tử cung trong điều trị thai làm tổ ở sừng tử cung, tạo hình tử cung…

-Nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt nhiều lần.

-Đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau nhân tạo.

Viêm nhiễm tử cung.

-Đa thai.

-Tiền sử đã mang thai bị rau tiền đạo.

4 Triệu chứng và chẩn đoán

*Triệu chứng lâm sàng

-Triệu chứng cơ năng:

Chảy máu âm đạo là triệu chứng chính, thường xuất hiện vào ba tháng cuối của thai kỳ, đôi khi sớm hơn.

CHẢY MÁU ÂM ĐẠO

+Chảy máu thường xuất hiện đột ngột, không có nguyên nhân, không có triệu chứng báo trước.

+Lượng máu ít trong những lần đầu, có thể tự cầm, sau đó lại tái phát nhiều lần và lần sau có khuynh hướng nhiều hơn những lần trước và khoảng cách giữa các lần ngắn lại.

+Máu ra đỏ tươi lẫn máu cục.

-Triệu chứng thực thể:

+Toàn trạng bệnh nhân biểu hiện tương ứng lượng máu mất ra ngoài.Mạch huyết áp, nhịp thở có thể bình thường hay thay đổi tùy theo sự mất máu nhiều hay  ít.

+Nắn tử cung thường thấy ngôi đầu cao lỏng hoặc ngôi bất thường.

NGÔI ĐẦU CAO LỎNG

+Nghe tim thai: Tình trạng tim thai thay đổi tùy thuộc vào lượng máu mất ra ngoài.

+Khám âm đạo:

Kiểm tra bằng mỏ vịt hay van âm đạo nhằm chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây chảy máu từ các tổn thương ở cổ tử cung và âm đạo.

Nên hạn chế và thận trọng khi khám âm đạo bằng tay vì có thể lam rau thai bong thêm, gây chảy máu ồ ạt, nguy hiểm cho cả mẹ và con.

-Cận lâm sàng:

+Siêu âm:

SIÊU ÂM

Xác định được vị trí bám chính xác của bánh rau sớm.Phương pháp này an toàn và có giá trị chẩn đoán cao ( độ chính xác 95% với đầu dò đường bụng và 100% với đầu dò đường âm đạo), trước khi có biểu hiện lâm sàng là chảy máu.Siêu âm còn giúp theo dõi tiến triển của rau tiền đạo trong thai kỳ.

+Chụp cộng hưởng từ:

Giúp chẩn đoán chính xác rau tiền đạo nhưng đây là một phương pháp tốn kém và phức tạp nên ít được sử dụng rộng rãi như siêu âm.

Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com

link tai:Một số điều cần biết về rau tiền đạo và triệu chứng chẩn đoán