Mục đích chương trình cảnh giác dược và hoạt động của trung tâm cảnh giác dược quốc gia

0
633
thông tin thuốc

Mục đích của chương trình cảnh giác dược

cảnh giác dược
  1. Nâng cao chất lượng công tác điều trị và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn đối với tất cả các can thiệp y tế.
  2. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn trong cộng đồng.

Đạt được điều này nhờ vào hoạt động theo dõi, giám sát quá trình điều trị cũng như sử dụng thuốc của bệnh nhân, từ đó đòi hỏi người thầy thuốc, cán bộ y tế phải tuân theo các phác đồ điều trị, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân

3. Nhận diện kịp thời các vấn đề bất thường liên quan đến sử dụng thuốc và liên lạc với người phát hiện trong thời gian sớm nhất.  Hoạt động cảnh giác dược với những báo cáo ADR được thực hiện bởi các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ là cơ sở để phát hiện các phản ứng bất lợi trong quá trình sử dụng thuốc cũng như các biến cố trong điều trị, từ đó, gửi báo cáo lên trung tâm ADR quốc gia, có những phản hồi, những thống kê, nghiên cứu để có biện pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hạn chế tối đa tác dụng có hại của thuốc đối với người bệnh

4. Góp phần đánh giá lợi ích, tác hại, hiệu quả và nguy cơ của thuốc; tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả hơn

5. Tăng cường hiểu biết, tổ chức giáo dục, huấn luyện về cảnh giác dượctuyên truyền về lợi ích của cảnh giác dược đối với cán bộ y tế và người dân.

Các nguồn báo cáo ADR chính

Báo cáo tự nguyện về ADR

  • Hệ thống báo cáo tự nguyện về ADR là hệ thống trong đó các trường hợp nghi ngờ về ADR sẽ được cán bộ y tế và các công ty dược phẩm báo cáo tự nguyện lên trung tâm cảnh giác dược quốc gia
  • Hiện nay đối tượng chủ yếu vẫn là bác sĩ
  • Vấn đề trọng tâm: khuyến khích các đối tác khác nhau tham gia vào hệ thống một cách tự nguyện và có trách nhiệm

Hạn chế: thụ động

Các phương pháp theo dõi tích cực ADR

  • Được thực hiện để bổ sung hạn chế của báo cáo tự nguyện ADR
  • Các nước phát triển như ở Anh, New Zealand có giám sát biến cố kê đơn PEM. Tại Mỹ, Canada có Hệ thống liên kết hồ sơ. Và ở Mỹ còn có Nghiên cứu bệnh chứng
  • các nước đang phát triển: thực hiện lồng ghép với chương trình y tế quốc gia

Hoạt động của trung tâm cảnh giác dược quốc gia

  1. Đẩy mạnh công tác báo cáo tự nguyện ADR
  2. Thu thập, điều tra và đánh giá các báo cáo ADR đơn lẻ
  3. Nhận diện các dấu hiệu về ADR, phân biệt dấu hiệu thật với yếu tố gây nhiễu
  4. Thực hiện can thiệp pháp lý khi nhận được các bằng chứng rõ ràng về ADR
  5. Tiến hành theo dõi tích cực để hoàn thiện hồ sơ an toàn của thuốc mới
  6. Cảnh báo người kê đơn, các doanh nghiệp dược, người dân về các ADR mới
  7. Chia sẻ báo cáo với chương trình giám sát quốc tế về thuốc của WHO

Các hoạt động của trung tâm cảnh giác dược quốc gia với mục tiêu đảm bảo chất lượng điều trị, kịp thời phát hiện những phản ứng bất lợi của thuốc để từ đó đảm bảo và nâng cao hiệu quả điều trị

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Mục đích chương trình cảnh giác dược và hoạt động của trung tâm cảnh giác dược quốc gia