Contents
Nhận định tính chất phù
Vị trí
Toàn thân hay khu trú, xuất hiện đầu tiên ở đâu?
+ Phù toàn thân:
Phù mềm, đối xứng hai bên.
Phù do giảm albumin máu (giảm áp lực keo): Thường phù toàn thân rõ.
Phù do bệnh thận: Thường xuất hiện ở mặt trước sau đó xuất hiện ở hai chi dưới rồi phù toàn thân.
+ Phù khu trú:
Phù một chân, một hoặc hai tay: Tắc tĩnh mạch, tắc bạch mạch, liệt cơ.
Phù một bên cơ thể: Tổn thương thần kinh trung ương gây ảnh hưởng các sợi vận mạch hoặc liệt làm giảm sự dẫn lưu máu tĩnh mạch và bạch mạch một bên.
Phù ở mặt: Dị ứng, suy giáp.
Mức độ (phù nhiều hay ít) và tiến triển (phù xuất hiện nhanh hay chậm)
Nên theo dõi cân nặng.
+ Phù do hội chứng cầu thận thường phù nhẹ hoặc trung bình, tiến triển chậm.
+ Phù do hội chứng thận hư thường phù to toàn thân, tiến triển nhanh.
– Phù mềm hay phù cứng? Màu sắc, độ dày và sự nhạy cảm của da?
+ Phù toàn thân: Phù mềm, không đau.
+ Phù do viêm (viêm mô tế bào, viêm nhiễm tại chỗ): Phù kèm theo da nóng, đỏ, đau, có thể kèm theo loét da. Ngoài ra có thể nổi hạch tại chỗ và sốt.
+ Tắc tĩnh mạch: Phù kèm theo tím và đau, đau tăng khi sờ nắn.
+ Da dày, cứng, đỏ, ấn không lõm hoặc lõm ít: Do phù cứng hoặc phù tái đi tái lại nhiều lần, phù lâu.
+ Mề đay, ngứa: Tình trạng dị ứng.
+ Tổn thương loét, sắc tố ở da: Do thiểu dưỡng.
– Sự liên quan với thời gian và với tư thế người bệnh:
+ Phù do suy tim thời kỳ đầu: Phù hai chi dưới, buổi sáng không phù, phù xuất hiện về chiều hoặc khi đứng lâu.
+ Phù do bệnh thận không thay đổi theo thời gian và tư thế bệnh nhân, tuy nhiên,nếu cuối ngày hoặc bệnh nhân đứng nhiều có thể phù ở mặt sẽ nhẹ hơn và hai chi dưới phù nhiều hơn, bệnh nhân nằm nhiều sẽ phù tập trung ở phần thấp (mặt sau đùi, vùng lưng, vùng xương cùng, bộ phận sinh dục), hoặc nằm nghiêng một bên sẽ gây phù không đối xứng.
– Liên quan với chế độ ăn nhạt:
+ Phù do viêm cầu thận, suy tim, xơ gan: Ăn nhạt đỡ phù.
+ Phù do hội chứng thận hư hoặc giảm albumin huyết thanh: Ăn nhạt không đỡ
phù.
Các triệu chứng kèm theo
a. Phản ánh mức độ ứ nước
– Tình trạng màng phổi, màng bụng, màng tim, màng tinh hoàn: Tràn dịch màng phổi, cổ trướng, tràn dịch màng tim và màng tinh hoàn có thể gặp trong phù toàn thân (dịch thấm), tuy nhiên cũng là những dạng phù khu trú, cần chú ý tìm các nguyên nhân gây tràn dịch như viêm (viêm phúc mạc), lao, carcinome (dịch tiết).
– Số lượng nước tiểu 24 giờ: Số lượng nước tiểu 24 giờ ít đi khi phù tiến triển, có thể thiểu niệu (tiểu < 500 ml/24 giờ) hoặc vô niệu (tiểu < 100 ml/24 giờ).
– Khó thở, có ran ở phổi: Suy tim, phù phổi cấp…
b. Phản ánh cản trở cơ giới trên hệ tuần hoàn
– Tuần hoàn bàng hệ: Vùng ngực (tĩnh mạch chủ trên), vùng hạ sườn phải và thượng vị (tĩnh mạch cửa), vùng bẹn và hạ vị (tĩnh mạch chủ dưới).
– Da và niêm mạc xanh tím do tắc tĩnh mạch: Ở môi, mặt, cổ (tĩnh mạch chủ trên), ở các chi.
c. Triệu chứng bệnh lý các cơ quan khác
Cần thăm khám toàn diện, nhưng cần chú ý:
– Suy thận: Tăng huyết áp, thiếu máu…
– Suy tim: Khó thở, tim to, nhịp ngựa phi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, ran ở phổi…
– Xơ gan: Hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
– Triệu chứng của suy giáp/cường giáp.
– Tình trạng dinh dưỡng.
– Có thai: Phù do thai kỳ.
d. Thăm dò cận lâm sàng
– Xét nghiệm máu:
Ure, creatinin
Protein, albumin: Giảm áp lực keo
Mỡ máu
AST, ALT, bilirubin, prothrombin: Tổn thương gan
Hormon tuyến giáp
Pro-BNP: Suy tim
D-dimer: Huyết khối tĩnh mạch
– Xét nghiệm nước tiểu:
Hồng cầu niệu: Viêm cầu thận
Protein niệu: Âm tính (phù không do bệnh thận), mức độ nhẹ (suy tim), trung bình (viêm cầu thận), nhiều (hội chứng thận hư).
– Xét nghiệm chất dịch (Dịch màng phổi, dịch ổ bụng…): Định lượng protein, phản ứng Rivalta, ly tâm tìm tế bào lạ, phản ứng PCR lao, nuôi cấy tìm trực khuẩn lao, nuôi cấy tìm vi khuẩn…
– Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm tim (chẩn đoán suy tim), siêu âm Doppler mạch (viêm tắc tĩnh mạch)…
Copy ghi nguồn : daihocduochanoicom
Link bài viết tại : Nhận định tính chất phù trong lâm sàng