Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh

0
1159
Giá trị dinh dưỡng của gạo

Khẩu phần ăn của người bệnh cần xem xét đến nhu cầu năng lượng, các chất dinh dưỡng cho từng bệnh rất khác nhau tùy thuộc vào giới, tuổi, cân nặng và tình trạng bệnh lý.

Ăn uống tốt giúp cho bệnh nhân tránh được sự phá hủy về thể chất và phục hồi những dự trữ đã mất.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần cho người bệnh bao gồm:

– Cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết

– Đủ các chất dinh dưỡng

– Đủ nước và điện giải

1. Nhu cầu năng lượng

Nhu cầu năng lượng dựa vào cân nặng

  • Điều trị tại giường không tự phục vụ được:      25 Kcalo/kg/ngày
  • Tự phục vụ, đi lại được:                                 30 Kcalo/kg/ngày
  • Hoạt động vừa tại nhà:                                  35 Kcalo/kg/ngày
  • Hoạt động, lao động bình thường:                   40 Kcalo/kg/ngày
  • Đối với trẻ em trung bình:                              80 – 100 Kcalo/kg/ngày

2. Nhu cầu protein:

Nhu cầu  Protein

Nhu cầu protein thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý

Bệnh Protein g/kg/ngày
Bỏng
Dưới 10% 1,0
10-20% 1,2 – 1,5
>20% 1,5 – 2,0
Ung thư
Ung thư + suy kiệt 1,2 – 1,5
Ung thư + hóa/xạ trị 1,2 – 1,5
Phẫu thuật tiêu hóa (trung phẫu) 1,5
Bệnh đường tiêu hóa (Crohn, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa)
Bệnh gan 1,5 – 2,0
Bệnh tụy 1,2 – 1,5
Bệnh thận
Mức lọc cầu thận từ 30-59 ml/phut 0,75 – 1,0
Mức lọc cầu thận từ 15-29 ml/phut 0,75 – 1,0
Mức lọc cầu thận <15 ml/phut 1,2 – 1,4
Viêm khớp
Viêm khớp, kém nuôi dưỡng 1,5 – 2,0
Viêm khớp tiến triến 1,5 – 2,0
Phẫu thuật (Trung phẫu) 1,0 – 1,2
Nhiễm trùng 1,5 – 2,0

3. Nhu cầu lipid

  • Năng lượng do lipid cung cấp trong khoảng 15 – 20% tổng năng lượng khẩu phần
  • Khi cần giảm cân cho bệnh nhân béo phì thì tỷ lệ này là dưới 15%.
  • Tổng năng lượng khẩu phần do các lipit bão hòa không vượt quá 10%.

4. Nhu cầu glucid

  • Lượng glucid trong khẩu phần nên cân đối với protein và lipid trong khẩu phần và dao động tùy theo bệnh lý cụ thể, thông thường chiếm 50 – 60% năng lượng khẩu phần.
  • Tỷ lệ này giúp cơ thể hấp thu được dễ dàng các chất dinh dưỡng.
  • Khi đưa Glucid chú ý thêm một lượng vitamin B1.
  • Nên có một tỉ lệ cân đối giữa thành phần của glucid với nhau: Lượng tinh bột khoảng 75%, lượng đường sacarose khoảng 10 – 15%.
  • Chú ý hàm lượng các chất xơ pectin, xenlulose vì pectin ức chế các hoạt động gây thối ở ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các vi khuẩn có ích, xenlulose ngoài chức năng kích thích nhu động ruột còn góp phần bài tiết cholesterol ra khỏi cơ thể.
  • Người ta thấy rằng nếu lượng xenlulose dưới 1,5% sẽ gây táo bón nhưng nêu tăng lên trên 4,5% thì lại gây ỉa chảy. Do vậy, lượng pectin lên là 3% và xenlulose là 2%.

5. Nhu cầu vitamin

  • Tốt nhất là các vitamin có trong thức ăn, có thể dùng vitamin tổng hợp như vitamin B1, B2, PP, C, D, K.
  • Trường hợp bệnh nặng thì vitamin B1 và Vitamin C là cần thiết.

6. Nhu cầu nước và chất khoáng

  • Trước hết phải cung cấp đủ cho bệnh nhân lượng nước và muối khoáng cần thiết.
  • Đặc biệt là trẻ ỉa chảy, nôn, sốt cao.
  • Muốn biết đủ hay thiếu thì phải làm điện giải đồ và có kế hoạch bồi phụ cho bệnh nhân.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link bài viết tại : Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh