Những điều cần biết về các yếu tố thuận lợi gây hạ đường huyết

0
440
TĂNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC

 1. Bệnh nhân không có hiểu biết hoặc không được hướng dẫn đầy đủ

Bệnh nhân không hiểu biết hoặc không được hướng dẫn đầy đủ dẫn đến tình trạng tự ý thay đổi liều dùng cũng như thời gian sử dụng Insulin; thời gian, khẩu phần ăn; hoạt động thể lực và chế độ theo dõi nồng độ Insulin huyết là các nguyên nhân thường gặp dẫn đến hạ đường huyết.Những lỗi thường thấy trong sử dụng sai liều Insulin là lấy nhầm liều buổi sáng và buổi chiều, cố giảm Insulin huyết thanh bằng cách tự ý tăng liều Insulin nhanh và dùng liều trước khi ngủ quá cao.Bệnh nhân cũng có thể thay đổi giờ ăn, bỏ hoặc lùi bữa ăn, giảm lượng carbohydrat trong khẩu phần ăn và không bù thêm khi tăng hoạt động thể lực cũng là những nguyên  nhân thường gặp.

 

TĂNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC

 2. Cố gắng duy trì mức đường huyết bình thường

Một yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết quan trọng là cố gắng một cách không phù hợp và không thực tế để duy trì và kiểm soát glucose huyết chặt hay mức HbA1c bình thường.Đôi khi mục tiêu này xuất phát từ những lo ngại quá đáng của bản thân người bệnh, cha mẹ, vợ hoặc chồng bệnh nhân hoặc ngay cả nhân viên y tế ít kinh nghiệm.Một số trường hợp khác bệnh nhân tự đặt mục tiêu để tránh các biến chứng mạn tính của đái tháo đường.

   3. Hạ Glucose huyết không có triệu chứng cảnh báo

Bệnh nhân đái tháo đường type I đôi khi hôn mê, co giật mà không có triệu chứng báo trước.Những bệnh nhân này không chỉ mất khả năng điều hòa glucose cũng  như không thể xác định được các triệu chứng báo trước thông thường, triệu chứng thần kinh hoặc các triệu chứng do thiếu glucose của hệ thần kinh trước khi xuất hiện các triệu chứng nặng.Tuy vậy,bệnh cảnh này không thường gặp.

Bệnh cảnh thường gặp hơn là các triệu chứng và các dấu hiệu của hạ glucose huyết đơn giản.Một số trường hợp, các triệu chứng bị che khuất bởi các hoạt động thường nhật như gắng sức, lo lắng, hồi hộp,nhưng cũng có thể phát hiện được nếu người khám có kinh nghiệm.

DẤU HIỆU HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

  4 Hạ đường huyết ban đêm-bệnh cảnh lúc rạng đông

Trên 50% các trường hợp hạ đường huyết xảy ra trong đêm trước khi ăn sáng.Các nguyên nhân bao gồm:

+Bệnh nhân thường không tỉnh dậy vì hạ đường huyết ban đêm

+Chỉ cần tăng lượng Insulin ít cũng có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết do chính các cơ chế điều hòa bị suy giảm.

+Insulin cần thiết để duy trì đường huyết bằng định trước bình minh ít nhất hơn khoảng 20-30% so với bình minh.

+Insulin chậm dùng trước bữa tối thường gây tăng Insulin huyết khoảng 1 đến 3 giờ sáng và sẽ thấp hơn trước bữa ăn.Khi dùng liều cao hơn để đạt được mức đường huyết bình thường.Vì vậy 1-3 giờ sáng sẽ có tình trạng tăng Insulin huyết và giảm đường huyết vào ban đêm.

   5 Tiền sử hạ đường huyết nặng

-Một bệnh nhân đã từng có cơn hạ đường huyết nặng thì nguy cơ xuất hiện các cơn hạ đường huyết nặng tiếp theo trong năm tăng gấp vài lần so với những bệnh nhân khác.Do đó khi bệnh nhân bị cơn hạ đường huyết tái lại cần điều trị hết sức thận trọng .Các cơn hạ đường huyết tái phát nhiều lần gây ra các hậu quả:

+Làm tăng đáp ứng hormon với hạ đường huyết.

+Làm tăng các cơn hạ đường huyết không phát hiện được

nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com

link tại:Những điều cần biết về các yếu tố thuận lợi gây hạ đường huyết