Contents
1 Định nghĩa
Theo tổ chức y tế thế giới, đẻ non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
2 Tầm quan trọng đối với cộng đồng
Đẻ non nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong chu sinh càng cao khi tuổi thai càng non.Đặc biệt trẻ đẻ non có nguy cơ cao về di chứng thần kinh.
Trước tuần 32, tỷ lệ di chứng là 1/3.Từ tuần 32-35 tỷ lệ di chứng thần kinh là 1/5.Từ tuần 35-37 tỷ lệ di chứng là 1/10.
Chăm sóc một trường hợp đẻ non rất tốn kém.Ngoài ra khi lớn lên trẻ còn có những di chứng về tâm thần kinh, là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.
Mẹ bị đẻ non cũng dễ biến chứng sót rau, nhiễm khuẩn hậu sản.
Do đó đẻ non là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc và xã hội.
3 Nguyên nhân
Có khoảng 50% đẻ non không xác định rõ lý do.
Sau đây là một số nguyên nhân và yếu tố thuận lợi:
3.1 Yếu tố xã hội
-Đời sống kinh tế xã hội thấp, không được chăm sóc trước sinh đầy đủ.
-Cân nặng của mẹ thấp và/hoặc tăng cân kém.
-Lao động vất vả trong lúc mang thai.
-Mẹ tuổi dưới 20 hoặc con so lớn tuổi trên 35 tuổi.
-Mẹ nghiện thuốc lá, rượu hay các chất cocain.
3.2 Do mẹ
*Nguyên nhân do bệnh lý toàn thân
-Các bệnh nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nặng do vi khuẩn, virus.
-Các chấn thương trong thai nghén: Chấn thương trực tiếp vào bụng hoặc gián tiếp do phẫu thuật vùng bụng.
-Nghề nghiệp:Các nghề nghiệp tiếp xúc với hóa chất độc, lao động nặng, căng thẳng
-Bệnh toàn thân của mẹ: Bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, thiếu máu…
-Rối loạn cao huyết áp do thai: tiền sản giật-sản giật.
-Miễn dịch: Hội chứng kháng thể kháng Phospholipid.
*Nguyên nhân tại chỗ
-Tử cung dị dạng bẩm sinh: Chiếm 5% trường hợp đẻ non.Nếu có nguyên nhân này thì nguy cơ đẻ non là 40%.
Các dị dạng thường gặp là: Tử cung hai sừng, một sừng, tử cung kém phát triển, vách ngăn tử cung.
-Bất thường mắc phải ở tử cung: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, tử cung có sẹo.
-Hở eo tử cung: 100% đẻ non nếu không được điều trị kịp thời.
-Các can thiệp phẫu thuật tại cổ tử cung như khoét chóp.
*Viêm âm đạo-cổ tử cung
*Tiền sử sinh non
-Nguy cơ tái phát 25-50%
-Nguy cơ này tăng cao nếu có nhiều lần sinh non trước đó.
3.3 Do thai và phần phụ của thai
-Ối vỡ non, ối vỡ sớm: 10% đủ tháng và 30% đẻ non, có nguy cơ nhiễm trùng cho thai.
-Nhiễm trùng ối.
-Đa thai: 10-20% đẻ non.
-Đa ối: Do tử cung quá căng gây chuyển dạ sớm.
-Rau tiền đạo: 10% trong các trường hợp đẻ non, ta phải xem xét lại toàn bộ bệnh lý sản phụ khoa, có những nguyên nhân về phía mẹ, về phía thai, và phần phụ của thai, có những nguyên nhân phối hợp.
4 Triệu chứng chẩn đoán dọa đẻ non và đẻ non
*Dọa đẻ non
-Triệu chứng cơ năng
+Đau bụng:Sản phụ có cảm giác đau bụng từng cơn hoặc nặng bụng dưới.
+ Ra dịch âm đạo: Có thể là dịch nhầy âm đạo, ra máu hoặc ra nước ối.
-Triệu chứng thực thể
+Cơn co tử cung: thưa, nhẹ, tần số 1-2 cơn co trong 10 phút.
+Cổ tử cung có thể còn dài, đóng kín nhưng cũng có thể xóa mở.
+Ối vỡ non: Dẫn đến chuyển dạ trong một thời gian ngắn.
-Cận lâm sàng:
+Siêu âm
+Đánh giá thai và theo dõi bằng monitoring
+Chỉ số dọa đẻ non <6
+Các xét nghiệm tìm nguyên nhân
Tế bào vi trùng trong nước tiểu
Xét nghiệm vi khuẩn ở cổ tử cung
*Đẻ non
-Triệu chứng cơ năng
+Đau bụng: sản phụ đau bụng cơn,tăng đần
+Ra dịch âm đạo
-Triệu chứng thực thể
+Cơn co tử cung: 2-3 cơn trong 10 phút
+Cổ tử cung xóa mở trên 80%
+Theo dõi cơn co tử cung bằng monitoring
+Chỉ số dọa đẻ non >6
Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com
link tại:Những điều cần biết về nguyên nhân và triệu chứng chẩn đoán đẻ non