Contents
Các loại cảm giác
Cảm giác nông: Cảm giác đau, nóng lạnh
Cảm giác sâu: cảm giác rung, cảm giác bản thể
Nguyên tắc khám cảm giác
Bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác tốt
Không khám lúc bệnh nhân mệt mỏi, có thể khám làm nhiều đợt (nếu cần)
Khi khám không hỏi “có đau”, “có nóng” không mà hỏi “thấy gì”, “ra sao”, “như thế
nào” (mục đích tránh ám thị cho người bệnh)
Khám đối xứng hai bên để so sánh
Bệnh nhân phải nhắm mắt
Khám cảm giác đau
Dùng kim châm nhẹ trên da và yêu cầu bệnh nhân nói vị trí, tính chất của kích thích (sắc hay tù). Các vùng không đau được đánh dấu phân biệt với các vùng khác và so sánh với sơ đồ cảm giác.
Khám cảm giác nóng lạnh
Dùng các ống đựng nước nóng và lạnh ở nhiệt độ tùy ý muốn, đã xác định bằng
nhiệt kế, lần lượt đặt trên da vài giây. Thường để nước ấm 40-450 và nước lạnh 5-100.BN dễ dàng cảm thụ với nhiệt độ 35-360C và lạnh ở 28-320C. Chỉ khám cảm giác này khi nghi ngờ bệnh rỗng tủy.
Khám cảm giác sờ
Dùng một miếng bông hoặc chổi lông mềm quệt nhẹ trên từng vùng của da, yêu cầu bệnh nhân nói “có” khi cảm thấy sờ và trả lời chính xác vị trí cảm nhận được. Tránh thử trên những vùng da nhiều long. Đánh dấu những vị trí bất thường và sosánh với sơ đồ cảm giác.
Khám cảm giác bản thể
Yêu cầu bệnh nhân mở mắt: để ngón tay hoặc ngón chân ở tư thể gập hoặc duỗi và thống nhất với bệnh nhân.Sau đó bệnh nhân nhắm mắt, thử ngẫu nhiên các ngón tay, chân ở các tư thế và yêu cầu bệnh nhân trả lời đang gập hay duỗi.
Khám cảm giác rung
Sử dụng âm thoa có 128 chu kì/giây. Đặt cán âm thoa vào vào chỗ lồi của xương như mắt cá chân, xương bánh chè…So sánh ngưỡng cảm thụ của BN với BS. Nếu tính bằng giây ở thầy thuốc dài hơn tức là ngưỡng cảm thụ của bệnh nhân bị giảm.
Lưu ý bệnh nhân nói cảm nhận của mình về độ rung chứ không phải cảm giác đụng chạm của cán âm thoa.
Khám cảm giác vỏ não
Xác định khoảng cách hai điểm kích thích: thử bằng dụng cụ có hai mũi nhọn có thể
điều chỉnh khoảng cách từ 2mm đến vài cm và được đặt cùng một lực vào vị trí thử, thường thử ở các đầu ngón. Người thường có thể phân biệt hai điểm cách nhau 3mm.
Vị trí sờ: Thử bằng cách ấn nhẹ đầu ngón tay vào hai điểm cùng vị trí hai bên và yêu cầu
bệnh nhân trả lời vị trí nhận cảm, xem bên nào thụ cảm sờ bị tắt qua nhiều lần thử. Chỉ khám cảm giác vỏ não khi tất cả các cảm giác nông khác của bệnh nhân vẫn bình thường
Nhận biết chữ viết: Dùng ngón tay viết một chữ cái hoặc số vào lòng bàn tay bệnh nhân, chữ viết phải to chiếm gần hết lòng bàn tay và yêu cầu bệnh nhân đọc đúng chữ, số đó.
Nhận biết đồ vật bằng sờ” Bệnh nhân nhắm mắt, đặt một đồ vật quen thuộc vào lòng bàn tay bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân nói tên vật, hình dạng, chất liệu, kích thước. Thường dùng những vật không phát ra âm thanh khi sờ như đồng tiền xu, quả bong cao su nhỏ, chìa khóa…
Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : https://daihocduochanoi.com/phuong-phap-kham-cam-giac/