Sỏi bàng quang và sỏi niệu quản.

0
1266
sỏi thận

Sỏi niệu quản

1. Đặc điểm sỏi niệu quản

– 80% do sỏi đài thận di chuyển xuống, 20% hình thành tại chỗ do viêm hẹp

niệu quản hay dị dạng tiết niệu.

– Cơn đau quặn thận gặp khi sỏi di chuyển. Sỏi hay dừng trên chỗ hẹp tự

nhiên và gây biến chứng tắc nghẽn trên sỏi.

– Có cấu trúc như sỏi đài bể thận, có hình bầu dục và thường gặp ở đoạn 1/3

dưới (60 -65%).

– Sỏi gây viêm xơ chít hẹp tại chỗ  gây biến chứng trên thận.

sỏi niệu quản

2. Lâm sàng

– Cơn đau quặn thận điển hình

– Bụng chướng, nôn (do liệt ruột cơ năng).

– Đái máu toàn bãi, nhẹ, thoáng qua.

– Đái rắt, đái buốt khi sỏi niệu quản trong thành bàng quang (do kích thích)

– Sốt cao khi sỏi gây tắc niệu quản và nhiễm khuẩn tiết niệu.

– Sỏi 2 bên sẽ gây ảnh hưởng toàn thân suy sụp nhanh, thiểu niệu, vô niệu,

thận căng to, urê máu cao.

3. Chẩn đoán

– Dựa vào cơn đau quặn thận điển hình lan dọc theo niệu quản.

– Xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu…

5

– Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị  hình cản quang trên đường đi niệu

quản.

– Siêu âm và UIV đánh giá mức độ ứ nước, ứ mủ thận, dị dạng thận – niệu

quản.

– Chụp niệu quản – bể thận ngược dòng phát hiện sỏi không cản quang, tắc

NQ

– Xét nghiệm sinh hoá đánh giá mức độ suy thận.

4. Diễn biến – biến chứng

– Sỏi niệu quản có thể di chuyển và được đẩy ra ngoài.

– Sỏi dừng lại lâu gây tắc niệu quản, gây biến chứng viêm đài bể thận, ứ

nước, ứ mủ thận.

– Thận có sỏi niệu quả 1 bên tiến triển thầm lặng đến hỏng thận.

– Sỏi niệu quản trên thận duy nhất dẫn đến vô niệu.

Chẩn đoán phân biệt:

-Viêm ruột thừa thể viêm phúc mạc một thì, ở trẻ em- người già

-Thủng dạ dày

-Viêm túi mật cấp

-U nang buồng trứng xoắn

-Chửa ngoài tử cung vỡ

=>đau liên tục

@Hình cản quang: nốt vôi hóa tĩnh mạch tiểu khung

5. Điều trị

– Cơn đau do sỏi niệu quản

Giảm đau, kháng sinh, uống nhiều nước.

Đặt thông niệu quản bơm đẩy sỏi lên bể thận.

– Điều trị can thiệp khi hết cơn đau, hết nhiễm khuẩn tiết niệu.

Sỏi 1/3 trên – Tán sỏi ngoài cơ thể.

Sỏi 1/3 giữa – Đặt ống thông bơm đẩy sỏi lên đoạn trên hoặc bể thận(thầy

Hoàng Long bảo là không làm phương pháp này nữa, chỉ tán sỏi qua nội soi

ngược dòng niệu quản). cho bệnh nhân nằm sấp khi dùng ESWL

6

Sỏi 1/3 dưới – Tán sỏi qua nội soi niệu quản và tán sỏi ngoài cơ thể.

– Phẫu thuật nội soi ổ bụng sau phúc mạc hoặc qua phúc mạc lấy sỏi chỉ

định đối với sỏi niệu quản 1/3 trên.

– Phẫu thuật mở lấy sỏi:

 Chỉ định với sỏi > 20mm, có thể kèm dị dạng niệu quản

 Lấy sỏi và phục hồi lưu thông niệu quản.

 Nếu có hẹp niệu quản  cắt nối tận – tận, cắm lại niệu quản – bàng

quang.

 Sỏi niệu quản 2 bên  mổ cùng 1 thì hoặc mổ từng bên.

. Sỏi bàng quang

1. Đặc điểm sỏi bàng quang

– Là sỏi thứ phát sinh ra tại bàng quang hay sỏi thận niệu quản di chuyển

xuống phát triển to lên ở bàng quang do:

 Bệnh lý cổ bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang

 Hẹp niệu đạo, u phì đại TLT (BPH- benign prostatic hypertrophy)

 Dị vật bàng quang.

 Bàng quang thần kinh.

– Sỏi bàng quang nguyên phát ở trẻ em do chế độ ăn thiếu đạm, thiếu vệ

sinh.

– Sỏi bàng quang thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm xơ bàng quang.

sỏi bàng quang

2. Triệu chứng

– Đau trên xương mu, đái rắt, đái buốt, đái tắc

– Đái máu cuối bãi

– Đái đục, đái ra mủ

– Sốt cao, rét run.

3. Chẩn đoán

– Xét nghiệm nước tiểu HC+++; BC +++; tinh thể +++

– Siêu âm thấy sỏi BQ; viêm BQ

– Soi bàng quang. Chụp Xquang  số lượng, kích thước sỏi, sỏi kẹt niệu đạo.

4. Điều trị

– Tán sỏi qua soi bàng quang: cơ học, siêu âm, thuỷ điện lực.

– Mổ bàng quang lấy sỏi khi sỏi  3cm, kết hợp với giải quyết nguyên nhân:

Hẹp cổ BQ, hẹp niệu đạo.

– Cần điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu trước và sau mổ.

– Theo dõi, điều trị dự phòng sỏi tái phát.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Sỏi bàng quang và sỏi niệu quản