Thiếu máu. Nguyên nhân thiếu máu và nguyên tắc điều trị. Sự thiếu hụt sắt

0
995
thiếu máu

Định nghĩa thiếu máu

thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng suy giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố hoặc hematocrit dưới mức bình thường so với người cùng lứa tuổi, cùng giới, khỏe mạnh

Đối với nam giới được coi là thiếu máu khi số lượng hồng cầu dưới 4 triệu hoặc hemoglobin dưới 12g/100ml hoặc hematocrit dưới 36%

Đối với nữ giới được coi là thiếu máu khi số lượng hồng cầu dưới 3,5 triệu hoặc hemoglobin dưới 10g/100ml hoặc hematocrit dưới 30%

Nguyên nhân gây thiếu máu

Thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân, song được xếp thành 2 loại

Thiếu máu cấp tính:

Thiếu máu sau chấn thương, sau phẫu thuật

Thiếu máu mạn tính

  • Mất máu mạn tính: do giun móc, giun tóc, rong kinh, trĩ, loét dạ dày – tá tràng
  • Tan máu gặp ở người có bất thường về hemoglobin, thiếu G6PD, bệnh tự miễn, do thuốc hoặc hóa chất, sốt rét
  • Do giảm sản xuất hồng cầu: Tủy xương kém hoạt động hoặc không hoạt động. THiếu hụt các thành phần tổng hợp hemoglobin, sản xuất hồng cầu như protein, sắt, vitamin B1, B2, B3, B9 (acid folic), B12, erythropoietin và một số kim loại như đồng, cobalt, mangan
  • Dựa vào các chỉ số nhiễm sắc và kích thước hồng cầu, thiếu máu được xếp thành 3 loại:

Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ và chỉ sổ nhiễm sắc <1

Thiếu máu đẳng sắc hồng cầu bình thường và chỉ số nhiễm sắc = 1

Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to và chỉ số nhiễm sắc >1

Nguyên tắc điều trị thiếu máu

  • Trong quá trình điều trị thiếu máu phải kết hợp điều trị nguyên nhân với dùng thuốc hoặc với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng cơ thể
  • Trong trường hợp mất máu cấp tính với khối lượng lớn cần phải truyền máu ngay. Trong khi chờ đợi máu phải truyền nước muối sinh lý hoặc ringer lactat và tìm nguyên nhân, vị trí chảy máu để điều trị
  • Mất máu mạn tính do giun tóc, giun móc, rong kinh, trĩ, sốt rét thì dùng các thuốc điều trị nguyên nhân kết hợp với bổ sung sắt và bồi dưỡng cơ thể
  • Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu có thể dựa vào thể tích trung bình hồng cầu để dùng thuốc. Hồng cầu bình thường có thể tích trung bình 80 – 87 fl. Hồng cầu nhỏ khi thể tích trung bình dưới 70fl, ngược lại hồng cầu gọi là to khi thể tích trung bình lớn hơn 110fl
  • Trường hợp thiếu máu hồng cầu nhỏ: dùng sắt kết hợp với vitamin B6 và tăng lượng protid, lipid trong khẩu phần ăn và điều trị nguyên nhân
  • Thiếu máu hồng cầu to phải tìm nguyên nhân điều trị kết hợp với dùng B12 hoặc acid folic
  • Thiếu máu do tan máu: dùng các phương pháp hạn chế nguyên nhân gây thiếu máu tan máu kết hợp với dùng acid folic

    Sự thiếu hụt sắt

Người bình thường nhu cầu sắt hằng ngày từ 0,5 – 1mg. Phụ nữ bình thường cần 1,4mg/ngày. Đối với phụ nữ có thai, đang cho con bú thì cần 5-6mg/ngày

Nguyên nhân gây thiếu hụt sắt có thể do:

  • Cung cấp không đủ, gặp ở những người có mức sống thấp
  • Mất cân bằng giữa cung và cầu: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em đang lớn
  • Giảm sự hấp thu sắt ở đường tiêu hóa: gặp ở những người bị cắt một phần dạ dày, viêm ruột, thiếu apoferritin, dùng một số thuốc hoặc thức ăn chứa một số chất ngăn cản sự hấp thu sắt
  • Chảy máu đường tiêu hóa (giun tóc, giun móc, trĩ), cháy máu tử cung cấp hoặc mạn tính (rong kinh)…

Khi cơ thể thiếu sắt sẽ gây nên tình trạng giảm dự trữ sắt, giảm số lượng hồng cầu, hemoglobin, hồng cầu có kích thước nhỏ, lượng hemoglobin giảm, giảm hoạt động của các enzym mà sắt là một cofactor

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com