THUỐC TIỀN MÊ

0
2593
Thuốc tiền mê

THUỐC TIỀN MÊ

Thuốc tiền mê

+Khái niệm: Thuốc tiền mê là thuốc dùng cho bệnh nhân trước khi gây mê hoặc gây tê để làm các phẫu thuật từ nhỏ đến lớn nhằm mục đích:
– An thần trấn tĩnh, gây ngủ, giảm đau.
– Giảm chuyển hóa cơ bản và các kích thích, phản xạ giảm tiết.
– Nâng cao ngưỡng nhận cảm giác đau.
– Trung hòa và ngăn ngừa các tác dụng xấu của thuốc tê, mê.

– Giảm chuyển hóa, giảm tiết, ức chế phản xạ có hại, giảm tác dụng phụ của thuốc tê – thuốc mê, tăng tác dụng của thuốc tê – thuốc mê và phòng ngừa dị ứng.
Dùng thuốc tiền mê tốt và hợp lý là điều kiện tiên quyết về sử dụng thuốc trong gây mê.
– Khi khám bệnh nhân để gây mê cần đặc biệt lưu ý:
– Tình trạng của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thận, gan.
– Tuổi và giới (tình trạng thai nghén nếu có).
– Các bệnh kèm theo.
– Bệnh nhân đã nhịn ăn uống được bao lâu (ít nhất là 6 giờ mới an toàn).
– Mức độ lo lắng của người bệnh.

CÁC THUỐC TIỀN MÊ

2.1. Các thuốc an thần

2.1.1. Họ benzodiazepin

– Chống lo lắng, an thần, gây ngủ, gây quên, chống co giật, thư giãn và chống loạn nhịp tim.

– Thuốc hay dùng:Seduxen, Midazolam tiêm tĩch mạch

2.1.2. Họ bacbiturat

– Tác dụng làm dịu và gây ngủ. Ngày nay nhóm thuốc này ít được sử dụng trong tiền mê phẫu thuật, chủ yếu dùng để an thần trong các can thiệp chẩn đoán hình ảnh

– Thuốc hay dùng: gacdenal tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1- 4 mg/kg.

2.1.3. Họ buterophenon

– Tác dụng an thần, gây ngủ, chống nôn, giãn mạch nhẹ, đôi khi có dấu hiệu ngoại tháp.

– Hiện nay dùng Droperidol tiêm tĩnh mạch liều 0,03-0,14 mg/kg.

2.2. Thuốc giảm đau trung ương

–  Tác dụng giảm đau, an thần, gây ngủ nhưng không gây quên và có nguy cơ gây buồn nôn, nôn sau mổ.

 

2.3. Nhóm thuốc giảm tiết

– Nhóm thuốc giảm tiết được sử dụng trong tê vùng với mục đích giảm tiết và đề phòng rối loạn thần kinh thực vật. Với trẻ em cần phải cân nhắc kỹ khi sử dụng atropin vì có thể gây tăng thân nhiệt.

– Thuốc sử dụng:  Atropin,Scopolamin

 

2.4. Thuốc kháng histamin tổng hợp

– Tác dụng làm giảm hoặc mất tác dụng dị ứng khi bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc do các thuốc khác gây ra.

– Thường dùng: pipolphen, phenergan.

2.5. Thuốc giảm tiết dịch dạ dày

– Dùng để Đề phòng bệnh nhân hít phải dịch dày khi gây mê phẫu thuật cho bệnh nhân béo phì, bệnh nhân mang thai, mổ ngoại trú…

– Thường dùng thuốc ức chế thụ cảm thể H2 tác dụng nhanh: tagamet

Phối hợp thuốc tiền mê

+ Người ta thường phối hợp một trong các nhóm thuốc sau:
– Sử dụng dẫn xuất của belladon: atropin hoặc scopolamin.
– Nhằm tăng tiềm lực của thuốc gây mê do đó có tác dụng giảm liều, thường dùng dẫn xuất của atropin hoặc dolargan.
– Nhằm làm giảm mức độ lo lắng của bệnh nhân và chống sự giải phóng quá mức achenalin nội sinh, nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch trong phần lớn các thuốc gây mê đặc biệt là họ halogen. Do vậy người ta thường sử dụng:
– Phenergan (an thần và kháng histamin).
– Meprobanat.
– Atarax…
– Nhằm làm giảm tiết dịch mà tiết dịch là hiện tượng gây khó chịu với những biểu hiện như tắc nghẽn phế quản, khó khởi mê, dễ có biến chứng về phổi sau phẫu thuật, để khắc phục người ta sử dụng atropin hoặc tốt hơn là scopolamin.
Như vậy đối với người trẻ, khỏe, trước khi gây mê từ 30 phút đến 1 giờ cần tiêm vào bắp thịt hỗn hợp thuốc tiền mê gồm:
– Atropin sulfase: 1/4 – 1/2mg.
– Phenergan: 25mg hoặc propofone 0,05mg.
• Dlargan (hoặc promedal 0,02mg).
Hoặc:
• Atropin sulfase: 1/4 – 1/2mg.
Seduxen 10mg.
Hoặc có thể dùng một số công thức tiền mê khác.
Điều bất lợi của các thuốc tiền mê là chúng làm thay đổi các dấu hiệu của gây mê, do đó cần phải biết được ảnh hưởng của chúng sau cuộc gây mê.
Ví dụ: atropin làm nhịp tim nhanh và giãn đồng tử, dolargan, promedol và đặc biệt là fentanyl (thuốc giảm đau tổng hợp) làm co đồng tử và suy thở cũng như ảnh hưởng tới nhịp thở, seduxen làm mềm cơ (cho nên không sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh nhược cơ)…