Tích nước trong rối loạn chuyển hóa nước. Rối loạn cân bằng điện giải

0
645
tích nước - phù thũng

 

tích nước – phù thũng

Tích nước

Ngộ độc nước:

Khả năng này ít xảy ra vì đào thải của thận tốt.Trên lâm sàng khi truyền quá nhiều dịch cho bệnh nhân bị mê man mất nước.Khi dịch vào gây trạng thái nhược trương ngoài gian bào,nước vào trong tế bào gây tổn thương tế bào.

Phù, thũng:

Phù là tình trạng tích nước quá mức trong khoảng gian bào.

Thũng là khi có tích nước trong các hốc tự nhiêu

+Các cơ chế gây phù:

-Tăng áp lực thuỷ tĩnh làm nước bị đẩy ra khỏi lòng mạch nhiều hơn nước trở về lòng mạch.Cơ chế này đống vai trò quan trọng trong:phù trong suy tim phải,trái,chèn ép tĩnh mạch,báng nước,phù đáy mắt garô chi.

-Giảm áp lực thẩm thấu keo huyết tương:Cơ chế này đóng vai trò trong các loại phù do giảm protein huyết tương như:phù do suy dinh dưỡng,xơ gan,thận nhiễm mỡ…

-Tăng tính thấm thành mạch:Protein thoát qua vách mạch ra gian bào làm triệt tiêu áp lực keo 2 bên màng làm áp lực thuỷ tĩnh đẩy nước ra gian bào.Gặp trong phù do dị ứng,do côn trùng đốt,trong viêm,trong phù phổi.

-Tăng áp lực thẩm thấu:Gây ưu trương,giữ nước.gặp trong viêm cầu thận,suy thận mãn,cấp,hội chứng cohn tăng tiết aldosteron.

-Tắc bạch mạch:Một phần nước trở về bạch mạch,nếu ứ tắc gây phù:Gặp trong viêm bạch mạch,bệnh giun chỉ,tắc bạch huyết.

-Mật độ mô:làm cho phù biểu hiện sớm hay muộn,rõ hay không.

+Các loại phù:

-Phù toàn thân:do tăng thể tích nước và  đậm độ muối natri.Cơ chế tham gia trong phù toàn thân là:Tăng áp lực thuỷ tĩnh trong suy tim phải,giảm áp lực keo trong suy dinh dưỡng,bệnh gan,bệnh thận nhiễm mỡ.

-Phù cụ bộ:Không tăng thể tích nước tuyệt đối trong cơ thể,mà chỉ phan bố lại nước.Trong phù cục bộ do cơ chế phù cục bộ gây ra như ;dị ứng,côn trùng đốt,viêm,phù chân voi,garô,phù phổi,phù chân voi,phù chi dưới do thai.

-Phù ngoại bào: Các loại phù đãphân tích ở trên.

-Phù nội bào:Do mất nhiều natri,ứ nước ngoại bào,thiếu oxy,rối loạn chuyển hoá dẫn đến nhược trương ngoại bào,nước di chuyển vào tế bào gặp trong suy thượng thận,bệnh addison …

Trên lâm sàng một bệnh nhân bị phù thường có một(vài) cơ chế chính và cơ chế phụ tham gia:

  • Phù gan:Do giảm áp lực keo,tăng áp lực tĩnh mạch của,tăng tiết aldosteron,tăng tính thấm thành mạch.
  • Phù tim:Do tăng áp lực thuỷ tĩnh,giảm bài tiết thận,tăng tiết aldosteron,tăng tính thấm thành mạch.
  • Phù viêm:Do tăng áp lực thuỷ tĩnh,tăng tính thấm thành mạch,tăng áp lực thẩm thấu.
  • Phù phổi:Do tăng áp lực thuỷ tĩnh,tăng tính thấm…

    RỐI LOẠN CÂN BẰNG ĐIỆN GIẢI :

    Cân bằng natri:

    Natri là ion chủ yếu ở khu vực ngoại bào (140mEq/l).Đóng vai trò quan trọng trong duy trì cân bằng thẩm thấu.

    -Giảm natri huyết:Do mất natri qua đường tiêu hoá như(nôn,lỗ dò,tiêu chảy),nước tiểu(thiểu năng thượng thận,dùng thuốc lợi niệu kéo dài,suy thận mãn),mồ hôi.

    Giảm natri huyết gây nhược trương dịch gian bào,nước vào tế bào,giảm dự trữ kiềm,giảm khối lượng máu,giảm huyết áp,truỵ tim mạch,thiểu niệu,suy thận.

    -Tăng natri huyết:Ít gặp,thường gặp ở bệnh nhân bệnh nội tiết như ưu năng thượng thận(bệnh Cushing),tiêm nhiều ACTH,cortison,hội chứng Cohn.

    Hậu quả:Giữ nước,phù,tăng huyết áp.

    Cân bằng kali:

    Kali là ion chủ yếu khu vực nội bào (110-150mEq/lít).

    -Giảm kali huyết:

    • Do ăn thiếu kali
    • Do mất theo dịch (nôn,tiêu chảy)
    • Do thận như viêm thận mãn,dùng nhiều thuốc lợi tiểu,tăng tiết aldosteron.

    Hậu quả:Khi kali giảm dưới 3,5mEq gây mỏi cơ,mất phản xạ gân,giảm nhu động tiêu hoá,liệt ruột,giảm huyết áp tâm trương..

    -Tăng kali huyết:

    • Ăn ,uống nhiều kali
    • Giảm tiết ở thận:Suy thận,thiểu năng thượng thận.
    • Từ tế bào ra:trong nhiễm toan,huỷ hoại tế bào.

    Hậu quả:Nhịp tim chậm,nhẹ,rung thất,năng gây ngừng tim.

    Cân bằng calci:

    Trong cơ thể có khoảng 1kg calci,trong đó 98% ở xương dưới dạng muối phosphat.Trong máu có khoảng 9-11mg %,trong số đó thì một nửa dưới dạng ion hoá đóng vai trò sinh lý quan trọng.

    -Giảm calci huyết gặp trong:

    • Suy tuyến cận giáp
    • Kém hấp thu ở ruột:Ăn thiếu calci,thiếu vitaminD
    • Tăng vào trong xương khi cơ thể nhiễm kiềm.

    Hậu quả:Nếu nồng độ giảm dưới 7mg% sẽ gây co giật,nặng có thể ngừng hô hấp.giảm nhẹ,kéo dài gây còi xương,loãng xương.

    -Tăng calci huyết trong:

    • Cường tuyến cận giáp calci bị huy động từ xương ra,thải ở thận gây gãy xương.
    • Ngộ độc vitamin D,trong nhiễm toan huy động từ xương ra,gây giảm dẫn truyền thần kinh cơ.

    copy ghi  nguồn : daihoduochanoi.com