TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN

0
1434
thông tin thuốc

thông tin thuốc

Tổ chức hoạt động Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện

Cơ sở vật chất

Tùy thuộc vào tuyến, vào mức độ công tác thông tin mà thiết bị cần thiết cũng khác nhau. Nên tận dụng các trang thiết bị hiện có của bệnh viện và của khoa dược. Thông thường nên có một số trang thiết bị như bàn ghế, giá sách, tủ đựng tài liệu, điện thoại, nếu có thể trang bị máy tính, nối mạng internet.

Người làm thông tin

Thông thường đơn vị thông tin thuốc do dược sĩ đảm nhiệm, nhưng cũng có thể là bác sĩ tùy tình hình thực tế của đơn vị. Người làm công tác thông tin phải có các yếu tố sau:

  • Nhiệt tình, ham hiểu biết và có trách nhiệm;
  • Biết ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng Anh;
  • Được đào tạo về nghiệp vụ thông tin;
  • Có kiến thức dược lý lâm sàng, kiến thức dược lâm sàng;
  • Có kiến thức sử dụng thuốc trong lâm sàng.

Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu chính thức, khách quan, đầy đủ, chính xác, phi thương mại. Nguồn tài liệu dựa trên yêu cầu thực tế của bệnh viện đặt ra. Theo cách sắp xếp bố trí của người phụ trách thông tin, nguồn tài liệu gồm:

Tài liệu gốc:

  • Đầy đủ danh mục tài liệu cần phải cho một đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện: dược điển, dược thư, quy chế chuyên môn, tập san Dược lâm sàng, tập san Dược học, tập san Y học thực hành…
  • Tài liệu từ nguồn INRUD, WHO
  • Tài liệu từ Cục quản lý Dược Việt Nam: tài liệu thuốc cho phép lưu hành đã được Bộ Y tế Việt Nam hoặc nước sở tại chấp nhận tài liệu này do các nhà cung cấp thuốc hoặc thông tin tuyến trên cung cấp.
  • Tài liệu từ Trung tâm quốc gia theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR – Adverse Drug Reaction), Trung tâm thông tin thuốc quốc gia.
  • Tài liệu từ Trung tâm chống độc quốc gia
  • Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế (Vụ Điều trị).


Tài liệu tham khảo:

  • Các sách, báo, tạp chí trong nước, ngoài nước.
  • Kinh nghiệm sử dụng do Hội đồng thuốc của bệnh viện xây dựng.
  • Kinh nghiệm sử dụng của các đơn vị khác được đúc kết và thừa nhận.
  • Nguồn tài liệu thường được tồn trữ dưới dạng thư viện hoặc tủ sách
  • Tài liệu cập nhật: Nguyên tắc đầu tiên của hoạt động thông tin thuốc là cập nhật thông tin, nhờ có cập nhật thông tin mà nguồn cung cấp thông tin luôn đảm bảo tính đầy đủ, chính xác. Ví dụ nếu nói về aspirin mà chỉ biết các chỉ định hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm thì không đủ, mà phải biết các khám phá mới đây về khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch của aspirin.
  • Thông tin phản hồi: Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện thu thập, xử lý thông tin từ thầy thuốc điều trị và người bệnh trong quá trình điều trị chuyển lên đơn vị cung cấp thông tin tuyến trên.

Chú ý: Đối với một thuốc thường có hai loại tài liệu:

  • Tài liệu gốc: Là tất cả các tài liệu có liên quan đến thuốc do nhà sản xuất cung cấp được kiểm chứng và được Bộ Y tế (hoặc cơ quan quản lý cấp tương đương) công nhận. Tài liệu này phản ánh bản chất của thuốc.
  • Tài liệu tham khảo, bổ sung: Là các tài liệu liên quan đến thuốc phản ánh quan điểm riêng về thuốc đó mà chưa có kết luận của Bộ Y tế.
  • Hình thức lưu trữ tài liệu phổ biến hiện nay là thư viện (tủ sách) và máy vi tính.

 

Nội dung thông tin  thuốc

Phản ứng có hại và các nguy hại của thuốc

Các khuyến cáo về: Liều dùng; Dược động học và sinh khả dụng so sách giữa các thuốc dưới các tên biệt dược; Các báo cáo thẩm định thuốc.

Các thông tin về:

  • Điều trị: cách xử lý, điều trị trong trường hợp dùng thuốc quá liều và ngộ độc do dùng thuốc. Thuốc thay thế khi người bệnh không đáp ứng với thuốc đang điều trị
  • Kinh nghiệm sử dụng thuốc trong điều trị của các Hội đồng thuốc và điều trị tuyến trên cho tuyến dưới và thông tin phản hồi từ tuyến dưới lên tuyến trên.

Các thông báo: