TRIỆU CHỨNG CỦA XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO

0
742
Viêm loét đường tiêu hóa
Viêm loét đường tiêu hóa

1.  Triệu chứng lâm sàng xuất huyết tiêu hóa cao
1.1. Cơ năng

Ngoài triệu chứng cơ năng của bệnh nguyên gây chảy máu, trong chảy máu tiêu hóa cao thường có các dấu hiệu sau:
– Tiến triển:
+ Cảm giác lợm giọng, khó chịu, cồn cào vùng thượng vị và buồn nôn.
+ Đau thượng vị thường gặp trong viêm loét dạ dày, tá tràng.
+ Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu nhất là có chảy máu cấp, nặng.
+ Đau bụng quặn và muốn đi cầu.
– Nôn ra máu: máu thường lẫn với thức ăn và dịch vị. số lượng và màu sắc rất thay đồi tùy theo số lượng máu chảy, tính chất chảy máu và thời gian máu lưu giừ trong dạ dày.
+ Nếu chỉ chảy máu ít và nôn ngay thì thường có màu hồng.
+ Chảy máu ít và nôn chậm thì thường có màu đà đen và loãng.
+ Nếu chảy máu nhiều và cấp thì thường nôn ra ngay, do đó có màu đỏ toàn của máu. Chú ý là trong dạ dày dưới tác dụng của HC1 nên máu được phân hủy rất nhanh nên thường chuyển qua màu đen.
Nếu chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản (vỡ tĩnh mạch trướng thực quản) thì ộc ra máu tươi và có thể có cục máu đông.
– Đi cầu ra máu: Thường trong chảy máu cao nhất là từ dạ dày trở lên và số lượng nhiều, đều có nôn và sau đó đi cầu ra máu. Tuy nhiên trong trường hợp chảy máu rỉ rả và nhất là chảy máu sau môn vị thường chỉ biểu hiện đi cầu ra máu. Tính chất của phân cũng thay đổi ít nhiều theo số lượng máu chảy và thời gian lưu giữ trong ruột, nhưng thường phân có màu đen tuyền như hắc ín hoặc bã cà phê, phân nát, bóng và có mùi rất thối khắm. Nếu chảy máu ít chỉ có màu đà nâu cần xem kỹ hoặc xét nghiệm mới phân biệt được. Nếu chảy máu quá nhiều và cấp làm rút ngắn thời gian vận chuyển phân nên có thể có màu đỏ bầm hoặc tươi.
Số lượng máu chảy ra không hoàn toàn phản ánh lượng máu mất. Vì trong nhiều trường hợp máu chảy ra nhiều nhưng không nôn và nhất là chảy xuống dưới thì ruột có thể chứa hàng lít máu mà có thể chưa đi cầu. Tuy nhiên nếu nôn ra toàn máu thậm chí cả máu đông hoặc đi cầu ra máu bầm hoặc tươi là chứng tỏ chảy máu rất nhiều.

1.2. Thực thể

Mạch nhanh là một triệu chứng nhạy và thường tỉ lệ với lượng máu mất, nhưng cần chú ý ở người có mạch chậm do block nhĩ-thất hoặc mạch nhanh do các nguyên nhân khác như rối loạn thần kinh thực vật, cường giáp thì có thể không trung thực. Nếu chảy máu cấp nặng nhất là khi có choáng thì mạch nhanh nhẹ, nhiều lúc không bắt được.
Huyết áp hạ nhất là thấp và kẹp là một dấu phản ảnh xuất huyết nặng, nhưng cần phân biệt ở bệnh nhân cao huyết áp. So với mạch thì huyết áp giảm chậm hơn, nhưng khi đã giảm nặng là đã vượt quá khả năng bù trừ của cơ thề, nên sẽ rơi vào choáng nhanh và nguy hiểm.
Màu sắc da: Chỉ phản ảnh khi chảy máu nặng, da nhợt nhạt. Vã mồ hôi và tay chân lạnh cũng là một triệu chứng mất máu cấp nặng do co mạch ngoại biên và rối loạn vận mạch.
Dấu thiếu máu não: Thường là chậm như tình trạng ngất hoặc nặng hơn là mê.
Lượng nước tiểu: Khó theo dõi vì cần phải sonde tiểu và cũng chỉ phản ánh gián tiếp sự tưới máu qua thận nên cũng chỉ xảy ra khi chảy máu nặng.

2. Xét nghiệm

Hồng cầu và Hb: Thường phản ảnh trung thực lượng máu mất, nhưng có điều bất tiện là phải cần thời gian 3-4 giờ sau mới phản ảnh trung thực lượng máu mất.
Hb cũng có ý nghĩa tương tự.
Hồng cầu lưới tăng (bình thường 0,5 – 1 %) nhưng không nhạy.
Ngoài ra, có nhiều sự thay đổi cận lâm sàng khác tùy nguyên nhân gây chảy máu.

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa cao