Triệu chứng lâm sàng viêm dạ dày mạn

0
550
Viêm dạ dày

Viêm dạ dày mạn

Viêm dạ dày

1. Thể thông thường

Viêm dạ dày mạn thường là không có triệu chứng. Phần lớn viêm dạ dày mạn vùng thân vị (type A) chỉ phát hiện khi xuất hiện triệu chứng thiếu máu Biermer hay ung thư dạ dày. Viêm dạ dày mạn vùng hang vị (Type B) hoặc viêm dạ dày lan tỏa (Type AB) thường gây ra những triệu chứng khó chịu như cảm giác nặng hoặc nóng ran sau khi ăn. Những triệu chứng khó chịu khác là cảm giác đau, nhưng khác với đau loét là ở đây không có chu kỳ. Cảm giác nóng ran này cũng giảm khi dùng thuốc kháng toan.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết.

1.1. Nội soi

– Viêm dạ dày nông: Mang tính chất những mảng màu đỏ. Các nếp niêm mạc vẫn còn nguyên vẹn, đôi khi có hình ảnh phù nề. Cũng có thể có các vết loét trợt.
– Trong thể viêm teo: niêm mạc dạ dày trở thành nhợt nhạt, bề mặt nhẵn bóng, hệ thống mạch máu dưới niêm mạc có thể thấy được. Ngoài ra có thể thấy được những đảo dạng u vàng, hoặc giả polyp.
Chẩn đoán cần dựa vào mô học vì nội soi chỉ có giá trị vừa phải trong chẩn đoán viêm dạ dày mạn. Đặc biệt là trong chẩn đoán viêm dạ dày ở phần cao và để phân biệt giữa viêm dạ dày nông và viêm dạ dày teo. Mau sinh thiết phải được thực hiện ở cả vùng thân và hang vị.

1.2. X quang

Chỉ thấy được hình ảnh mất toàn bộ niêm mạc trong viêm dạ dày thể teo, vì vậy nên giá trị chỉ vừa phải.

1.3. Xét nghiệm sinh hóa

Giúp định khu và mức độ viêm dạ dày:
– Tìm KT kháng tế bào thành và kháng yếu tố nội tại trong viêm dạ dày tự miễn.
– Xác định độ toan dịch vị.
– Định lượng pepsinogen và gastrin máu.
Trong viêm dạ dày vùng thân (Type A) thường có sự hiện diện của kháng thể kháng tế bào thành và kháng yếu tố nội tại lên đến 80% trường hợp. Trong viêm dạ dày teo sẽ dần dần làm giảm sự tiết của acid dịch vị, pepsinogen và yếu tố nội tại. Hang vị vẫn còn được bảo trì nên gastrin máu gia tăng vì mất sự ức chế của acid chlohydric lên sự tiết của gastrin. Sự phối hợp giữa hạ pepsinogene và tăng gastrin máu là một yếu tố đặc thù của viêm dạ dày loại này.
Trong viêm dạ dày vùng hang vị (Type B) rất hiếm khi có sự hiện diện của kháng thể. Sự tiết của acid dịch vị và pepsinogen máu thường bình thường hoặc giảm nhẹ. Gastrin máu hạ.
Trong viêm dạ dày thể phối hợp có sự giảm phối hợp giữa sự tiết acid HCL, pepsinogen và gastrin máu.
Nguy cơ của biến chứng đặc biệt cần lưu ý là ung thư hóa do đó cần theo dõi chặt chẽ viêm dạ dày. Nguy cơ cao trong viêm dạ dày thiếu máu ác tính và trong viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày (Type AB), trong
viêm miệng nối sau cắt dạ dày bán phần. Loạn sản biếu mô nặng là giai đoạn đầu của thoái biến theo loại này. Ở những bệnh nhân này cần có chỉ định nội soi và sinh thiết làm giải phẫu bệnh dạ dày định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Khác với loạn sản, trong viêm dạ dày dị sản ruột là rất thường gặp ở người lớn tuồi, chính nó không phải là tình trạng tiền ung thư.
Loét dạ dày là một biến chứng thường gặp của viêm dạ dày type B có liên quan đến sự trào ngược dịch mật – tụy vào vùng hang vị. Loét có liên quan đến sự khuyếch tán ngược của ion H+ và pepsine, được làm dễ bởi sự tổn thương của hàng rào niêm mạc dạ dày, thường khu trú ở vùng hang vị ngay sát vùng nối hang thân vị.
Thiếu vitamin B12 là hậu quả của thiếu yếu tố nội tại hoặc là do kháng thể kháng yếu tố nội tại. Nó được thấy trong giai đoạn nặng của viêm dạ dày vùng thân hoặc viêm dạ dày toàn bộ. Do có sự dự trữ nên thiếu máu hồng cầu khổng lồ và biểu hiện thần kinh chỉ xảy ra sau nhiều năm kể từ khi thiếu yếu tố nội tại.
Test Schilling cho phép phát hiện sự thiếu của yếu tố nội tại. Định lượng B12 máu giúp đánh giá sự dự trữ có còn hay không.
Tiêm hàng tháng B12 giúp ngăn ngừa thiếu máu và các biểu hiện thần kinh.
Không có dưỡng trap cũng là một yếu tố giúp xuất hiện sự thiếu máu thiếu sắt vì acide dịch vị cũng tham gia vào việc làm giảm sự biến đổi sắt trong thức ăn thành muối sắt, đây là thề giúp hấp thu sắt.
Chưa có một điều trị đặc hiệu nào cho loại viêm dạ dày này. Tuy nhiên cũng cần kiêng cử rượu, thức ăn gia vị, salicylate, và thuốc kháng viêm không stéroide. Các thuốc kháng toan giúp làm giảm đau.
Trong trường hợp không có acid cần dùng thêm vitamin c giúp cải thiện sự hấp thu sắt, tiêm B12 giúp cải thiện thiếu máu ác tính.

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Triệu chứng lâm sàng