Lâm sàng các thể viêm dạ dày hiếm gặp

0
697
Viêm dạ dày

Các thể viêm dạ dày hiếm gặp

Viêm dạ dày

1. Viêm dạ dày ái toan

Có đặc tính là sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan vào thành dạ dày và ruột non, thường phối hợp với tăng bạch cầu ái toan trong máu.
Nguyên nhân của loại viêm dạ dày này vẫn còn chưa biết, bản chất của sự thâm nhiễm, tiền sử dị ứng, sự gia tăng của immunoglobuline 1GE trong huyết thanh gợi ý cho bệnh nguyên dị ứng.
Ờ Nhật và Hà Lan vấn đề lây nhiễm một loại kí sinh trùng gần như giun đũa (Anisakis) sau ăn gỏi cá chịu trách nhiệm cho sự nhiễm bệnh này.
Tổn thương thâm nhiễm thường là ờ vùng hang vị, các nếp niêm mạc bị dày lên và lòng dạ dày bị hẹp lại.
Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào vùng bị thâm nhiễm. Nếu thâm nhiễm niêm mạc, thường gây ra thoát protéine gọi là bệnh viêm dạ dày ruột xuất tiết. Nó cũng có thể gây ra hội chứng kém hấp thu và xuất huyết.
Nếu thâm nhiễm lớp cơ sẽ gây ra đau và nôn mửa. Nếu tổn thương lan đến thanh mạc sẽ gây ra báng nhiều lúc số lượng rất nhiều và có nhiều éosinophile trong dịch báng.
Tổn thương nầy cần phân biệt với thể Crohn khu trú ờ dạ dày hoặc trong bệnh viêm nút quanh mạch cũng gây tăng éosinophilie.
Các u hạt éosinophile tạo thành các giả polype ở vùng hang vị còn được gọi là hemangiopéricytome. Là một thực thề khác hẳn với viêm dạ dày ruột tể bào ái toan. Bản chất của nó là viêm hay u vẫn còn đang được bàn cãi.
Điều trị: Prednisolone là thuốc chọn lọc với liều 10 – 15mg/ngày. Các tổn thương sẽ thoái triển sau vài 3 ngày.

2. Viêm dạ dày dạng thủy đậu

Đây là một thể đặc biệt của viêm dạ dày trong đó niêm mạc rải rác có các nốt như hình lỗ rốn có hình bầu giác (Ventouse de poulpe) thường có loét ở đỉnh của các nốt này.
Các nốt này có thể thấy được bằng phim baryt hoặc bằng nội soi.
Trong bệnh này có sự gia tăng đáng kể của IgE nên gợi ý cho nguyên nhân miền dịch và điều trị đáp ứng tốt với Cromoglycate liều 80 – 160mg/ngày.

3. Viêm dạ dày u hạt

Bệnh u hạt dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số là do nhiễm kí sinh trùng, lao và syphilis. Một số khác là tổn thương khu trú của Crohn. Sarcoidose hoặc bệnh u hạt mạn. Sau cùng là do chính nguyên nhân dạ dày nhưng chưa xếp loại được.

4. Lao

Lao dạ dày là rất hiếm. Lây nhiễm qua đường máu hoặc đường bạch huyết hoặc do lan tòa của lao hạch. Tổn thương thường gặp nhất là loét không đáp ứng với điều trị và rất để nhầm với ung thư.
Chẩn đoán dựa vào việc phát hiện u hạt và loét bã đậu. Sự hiện
diện của BK. là rất hiếm.
Điều trị kháng lao với 3 hoặc 4 thuốc thường đáp ứng tốt. Trong trường hợp trít hẹp cần phẫu thuật tạo hình.

5. Giang mai

Cũng là loại bệnh hiếm gặp. Nó gây ra trợt, loét và có tẩm nhuận mang dáng vẻ của ung thư. cần điều trị thử chống giang mai và kiểm tra lại bằng giải phẫu bệnh.

6. Bệnh Crohn

Thể khu trú ở dạ dày gặp trong 1 – 5% trường hợp. Tổn thương thường nằm ở vùng hang – môn vị và lan đến tá tràng. Niêm mạc bị thương tổn tương tự như ở ruột non bao gồm loét dạng áp tơ, có nốt, loét không đều và lòng thường bị hẹp lại.
Bệnh thường xảy ra ở người trẻ, các triệu chứng thường gặp là đau, nôn mửa, chán ăn và đôi khi ảnh hưởng nặng nề đến toàn trạng.
Chẩn đoán cần dựa vào các tổn thương các nơi khác của Crohn và dựa vào tế bào học với mô hạt gặp trong 50% trường hợp.
Điều trị chủ yếu là dựa vào salazosulfapyridine (Sulfasalasine, pentasa, mesalasine, mesacole) và corticoid. Ngoài ra cần phối hợp với kháng tiết và băng niêm mạc trung hòa toan. Trong trường hợp rò hoặc chít hẹp thì cần phải phẫu thuật.

7. Viêm da dày mô hạt đơn độc

Có thể xem đây như là một bệnh Crohn đơn độc của dạ dày, do vậy ở đây có tổn thương loét và hẹp vùng hang vị.

8. Viêm dạ dày trong sarcoidose

Trong bệnh này có 10% có tổn thương u hạt ở dạ dày. Trong phần lớn trường hợp niêm mạc dạ dày trông bình thường, một số khác có hình ảnh loét và hẹp hang vị. Thường gặp là chứng khó tiêu và tăng calci máu.

9. Viêm dạ dày thể giả lymphome

Là một loại phì đại dạng lympho ở niêm mạc và hạ niêm mạc dạ dày, đôi khi có thể lan ra toàn bộ thành dạ dày. cần phân biệt với bệnh u lympho là ở đây không có tế bào lympho ác tính, thường có phối hợp với tổn thương loét. Nguyên nhân của bất thường này vẫn chưa biết, có thề đây là một kiểu phản ứng bất thường trong loét dạ dày.
Nội soi và phim dạ dày cho hình ảnh loét được bao bọc chung quanh bởi các nếp niêm mạc phì đại tựa lên trên một cái đế dày như trong u.
Chẩn đoán xác định cần dựa trên sinh thiết với tế bào mang đặc trưng đa dòng tẩm nhuận lympho bào khác với thể giả u lympho trong bệnh lymphome.

10. Bênh Ménétrier còn gọi là bệnh viêm dạ dày niêm mạc khổng lồ

Đây là một bệnh viêm dạ dày ở người lớn hiếm gặp, có đặc tính là phì đại lớp biểu mô dạ dày phối hợp với mất protéine vào dạ dày còn gọi là viêm dạ dày ruột xuất tiết.
Bệnh thường gặp ở đàn ông hơn là phụ nữ. Các triệu chứng thường gặp là đau sau khi ăn, mửa ra chất nhầy, gầy sút và phù do giảm proteine máu.
về mô học là phì đại các xoang của nếp niêm mạc có thể thấy được trong phim Baryte cũng như qua nội soi. Niêm mạc dạ dày trông như những cuộn tiểu não và thường gặp ờ phần đứng của dạ dày.
Xét nghiệm proteine máu <5 g%, xác định bởi đo thời gian bán hủy của albumine đồng vị phóng xạ cho thấy giảm rất nhiều; bằng cách tiêm tĩnh mạch và sau đó định lượng trong phân.
Khả năng tiết acid dịch vị có thể bình thường hay hơi thấp.
Bằng chứng của nếp niêm mạc phì đại chưa đủ để chẩn đoán bệnh Ménétrier bởi vì phì đại niêm mạc còn gặp trong nhiều bệnh khác nữa.
– Trong bệnh Ménétrier: Phì đại xảy ra trên các tế bào niêm mạc và gây ra giãn dạng nang có thể lan xuống dưới lớp hạ niêm mạc.
– Hội chứng Zollinger Ellison gây ra phì đại các nếp niêm mạc vùng thân vị do sự phì đại các nang tuyến gây ra do sự tăng tiết gastrine quá mức.
– Một số viêm dạ dày nông hoặc teo gây ra sự phì đại các nếp niêm mạc do phù nề và thâm nhiễm tế bào viêm.
– Dày niêm mạc còn là hậu quả của sự đội niêm mạc và các tuyến do các nốt nằm ở lớp sâu bên dưới. Đây chính là các lymphome và Unite plastite.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào sinh thiết và mô học đủ sâu xuống lớp dưới hạ niêm mạc. Thường thì phải dựa vào sinh thiết bằng vòng nhiệt (Anse diathermique) hoặc sinh thiết bằng phẫu thuật để lấy mảnh sinh thiết đủ tiêu chuẩn.
Trong bệnh Ménetrier có thể có lui bệnh một cách tự nhiên khoảng 10%, nó có thể tự biến chứng thành ung thư. Hiện nay vẫn chưa có điều trị đặc hiệu. Dùng acide tranexamique (Frenolyse) có hoạt tính làm tiêu sợi xơ dạ dày, nhưng bằng chứng hiệu lực vẫn chưa được hoàn toàn chứng minh. Trong thế nặng và kéo dài cần cắt dạ dày toàn phần…

copy ghi nguồn : daihocduochhanoi.com

Link bài viết tại : Lâm sàng các thể viêm dạ dày hiếm gặp