nồng độ thuốc trong huyết tương

0
742
diện tích dưới đường cong

Ý nghĩa của nồng độ thuốc trong huyết tương

Nồng độ thuốc trong huyết tương phản ánh lượng thuốc tồn tại trong huyết tương tại một thời điểm nhất định. Nồng độ thuốc trong huyết tương có thể đo được bằng các phương pháp thích hợp.

Việc xác định nồng độ thuốc có tác dụng tại mô không phải dễ dàng, (ví dụ nồng độ thuốc tại mô phổi trong điều trị viêm phổi), với các thuốc yêu cầu phải đạt được nồng độ cao tại cơ quan đích khi dùng thuốc đúng liều nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ giúp chúng ta trong điều trị. Ví dụ dùng kháng sinh cần đủ liều để đạt nồng độ thuốc trong huyết tương đạt nồng độ ức chế tối thiểu (MIC là nồng độ tối thiểu có hiệu lực điều trị).

 

 Nồng độ thuốc trong huyết tương/ diện tích dưới đường cong

Nồng độ thuốc trong huyết tương/diện tích dưới đường cong (Cp/ AUC) mô tả nồng độ thuốc trong huyết tương của bệnh nhân tại nhiều thời điểm sau khi sử dụng thuốc. Nồng độ thuốc trong huyết tương/diện tích dưới đường cong đối với thuốc dùng đường uống liều duy nhất mô tả đường cong đi lên (theo lượng thuốc được hấp thu) và đạt đến nồng độ đỉnh (nồng độ tối đa), sau đó đường cong đi xuống (biểu hiện thuốc đang được thải trừ).

diện tích dưới đường cong

 

 

Nồng độ thuốc tối đa (Cmax), thời điểm đạt nồng độ thuốc tối đa (Tmax), và diện tích dưới đường cong (AUC)

nồng độ tác dụng theo thời gian

 

AUC, Cmax và Tmax là các thông số dùng để đánh giá hiệu quả của thuốc. Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào đặc tính dược động học và dược lý của mỗi nhóm thuốc.

Ví dụ hiệu quả của thuốc nhóm aminoglycosid (amikacin, gentamicin, kanamycin) phụ thuộc vào Cmax; trong khi hiệu quả của thuốc nhóm bêta-lactam (ampicilin, amoxicilin, cephalexin…) lại phụ thuộc vào thời gian nồng độ thuốc trong huyết tương cao trên MIC. Do vậy, tổng liều trong ngày của thuốc nhóm aminoglycosid nên dùng 1 lần là tốt nhất (trừ phụ nữ có thai và điều trị viêm màng trong tim) nhằm đạt được nồng độ thuốc cao hơn trong máu thay cho việc dùng 2 đến 3 lần/ngày. Tổng liều trong ngày của thuốc nhóm bêta-lactam dùng cho người lớn nên chia làm 4 lần để tăng tối đa thời gian vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh.

 

Yếu tố quyết định đến diễn biến của đường cong nồng độ thuốc

Các yếu tố ADME (Absorption, Distribution, Metabolism, Elimination – hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ) quyết định đến diễn biến của đường cong nồng độ thuốc. Các yếu tố ADME thay đổi có thể ảnh hưởng tới nồng độ thuốc trong huyết tương. Ví dụ đường cong nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ tăng nếu:

  • Hấp thu mạnh
  • Phân bố thấp
  • Chuyển hoá ít
  • Thải trừ chậm

Tính trung bình, các yếu tố ADME sẽ khác nhau như trên các bệnh nhân có bệnh lý về thận, khả năng thải trừ aminoglycosid (như amikacin, gentamicin…) sẽ thấp và nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao dẫn đến nguy cơ gây độc. Cần hiệu chỉnh liều thuốc nhóm aminoglycosid cho người bệnh này để ngăn ngừa nguy cơ gây độc cho tai và thận.

 

Xác định nồng độ thuốc trong huyết tương trên một bệnh nhân cụ thể

Nồng độ thuốc trong huyết tương có thể được xác định bằng các phương pháp sinh hoá, tuy nhiên điều này còn chưa thể thực hiện được trong rất nhiều các cơ sở Y tế. Hơn nữa, mỗi lần đo nồng độ chỉ cho ta một điểm của cả đường cong như vậy sẽ rất khó suy đoán nếu không có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu.

Trong thực tế, nên tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng về các tác dụng có lợi hay tác dụng độc của thuốc bằng cách quan sát kỹ khi theo dõi bệnh nhân trên lâm sàng.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com