Những điều cần biết về vỡ tử cung trong chuyển dạ

0
675
SẸO MỔ CŨ

            1 Phân loại

Người ta thường chia làm 2 loại:

Vỡ tử cung tự nhiên trong chuyển dạ không do can thiệp của người nữ hộ sinh hay của thầy thuốc.

Vỡ tử cung do sự can thiệp như làm các thủ thuật nội xoay thai, ngoại xoay thai, cắt thai, hủy thai, giác hút, forceps…

VỠ TỬ CUNG

 

            2 Nguyên nhân

 

                 2.1 Nguyên nhân về phía mẹ

-Các loại đẻ khó do khung chậu hẹp tuyệt đối, méo, giới hạn,…

-Đẻ nhiều lần, 65% đẻ từ 3-6 lần, tử cung nhão, mỏng, dễ vỡ, tử cung đã đẻ sinh đôi, đã bị rau tiền đạo.

-Tổn thương cũ ở tử cung, 10% do các sẹo mổ cũ (sẹo mổ thân tử cung lấy thai, mổ ngang đoạn dưới, mổ lấy thai nhiều lần, mổ dọa vỡ tử cung, mổ vỡ thân tử cung).

-Các loại sẹo mổ phụ khoa, bóc tách nhân xơ, sẹo của phẫu thuật Strassmann…

SẸO MỔ CŨ

-Các loại rách ở cổ tử cung kéo dài lên gần đoạn dưới phục hồi xấu hoặc không phục hồi sau các lần đẻ.

-Nạo phá thai nhiều lần, mổ thủng sau các lần nạo thai.

-Đẻ khó do các khối u tiền đạo như u xơ ở eo, u nang trong dây chằng rộng, u ở vùng phụ cận (u xương cùng, u ở âm đạo) chèn ép đường sinh dục không được giải quyết đúng cách và đúng lúc.

                 2.2 Nguyên nhân về phía thai

-Đẻ khó do thể tích của thai

THAI TO

+Thai to toàn bộ: 4-4,5 kg hay hơn nữa, bất tương xứng khung chậu thai nhi.

+Thai to một phần: não úng thủy, vai quá to… những loại này không thể đẻ thường được, nếu không can thiệp đúng lúc có thể vỡ tử cung.

-Đẻ khó do các ngôi, kiểu thế bất thường.

NGÔI THAI

+Ngôi chỏm cúi không tốt, thai to :65%.

+Ngôi ngược: 25%.

+Ngôi trán: 7,5%.

Nếu chỉ định can thiệp không đúng lúc có thể bị vỡ tử cung do chờ đẻ thường hoặc do các loại thủ thuật đường dưới.Đối với ngôi trán, ngôi ngang, ngôi mặt cằm-cùng,không bao giờ đẻ được đường dưới, phải xử trí đúng lúc và đúng phương pháp.

Các thủ thuật can thiệp có thể là nguyên nhân của vỡ tử cung, nếu khi tiến hành không đủ điều kiện và đúng chỉ định:

-Nội xoay thai:

Có thể vỡ tử cung trong khi nội xoay thai, nếu sau khi làm thủ thuật cần bóc rau nhân tạo hoặc kiểm soát tử cung ngay.

-Đại kéo thai thô bạo khi cổ tử cung chưa mở hết.

-Giác hút khi cổ tử cung chưa mở hết và ngôi thai chưa lọt.

– Forceps , kẹp nát đáy sọ làm không đúng kĩ thuật và đủ điều kiện.

FORCEPS

– Cắt thai trong các ngôi buông trôi.

Trong các trường hợp này, có khi tử cung đã rạn nứt hoặc đã vỡ dưới phúc mạc hay vỡ hoàn toàn, nhưng vì không chẩn đoán ra nên vẫn tiến hành làm thủ thuật lấy thai. Các thủ thuật đó đã làm nặng thêm tổn thương và gây chảy máu nhiều nơi.Bởi vậy khi làm thủ thuật cần phải cân nhắc.

-Do các nguyên nhân trên, ta có thể thấy được cơ chế gây vỡ tử cung: trong các cuộc đẻ khó, khi chuyển dạ ngôi thai không tiến triển được, cơn co tử cung sẽ dồn dập, cố đẩy thai ra ngoài, đoạn dưới sẽ giãn mỏng, phình ra đến tột độ, dưới tác dụng của cơn co tử cung thai nhi không ra được bằng đường dưới sẽ xé rách tử cung ra.

-Ngoài ra cần chú ý đối với các thai phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung, dưới tác dụng của các cơn co tử cung, các sẹo mổ cũ là chỗ yếu nhất dễ bị rạn nứt ra.Đặc biệt đối với sẹo mổ ở thân  tử cung, là nơi cơn co tử cung mạnh nhất, thì lại càng dễ vỡ.

Nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com

Link tại:Những điều cần biết về vỡ tử cung trong chuyển dạ