So với vỡ tử cung trong thời kì chuyển dạ thì vỡ tử cung trong thời kì thai nghén hiếm gặp hơn, nhưng thỉnh thoảng chúng ta vẫn có thể gặp, thường là khó phát hiện, tỷ lệ tử vong con rất cao và tỷ lệ tử vong mẹ cũng khá cao.
Contents
1 Nguyên nhân
Có thể xảy ra trên các thai phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung do:
-Mổ lấy thai ở thân tử cung.
-Khâu lại tử cung bị vỡ.
-Mổ lấy thai từ hai lần trở lên (sẹo mổ ngang đoạn dưới tử cung trước đó, số lần mổ càng nhiều càng làm tăng nguy cơ vỡ tử cung).
-Mổ cắt góc tử cung trong phẫu thuật điều trị chửa ngoài tử cung ở sừng.
-Mổ lấy thai bị nhiễm khuẩn tại vết mổ hoặc tại tử cung.
-Phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung (nếu u xơ tử cung ăn vào nội mạc tử cung)
-Khâu lỗ thủng tử cung sau nạo phá thai.
-Tai nạn, sang chấn trực tiếp.
2 Triệu chứng
Vỡ tử cung trong thai kì có thể xảy ra ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kì nhưng không có dấu hiệu dọa vỡ tử cung.
-Triệu chứng cơ năng
+Đau xảy ra đột ngột ở vùng tử cung ( thường ở vị trí vết mổ cũ).
+Ra máu ở âm đạo.
-Triệu chứng toàn thân
Trong một số trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu choáng, đôi khi choáng nặng: da mặt tái nhợt, nhịp thở nhanh, thở nông, vẻ mặt hốt hoảng, lo lắng, chân tay lạnh toát, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, đôi khi có thể ngừng tim.
-Triệu chứng thực thể
+Đau bụng:
Đau có thể lan tỏa toàn bụng, có khi có phản ứng thành bụng tại vùng hạ vị và cảm ứng phúc mạc rất rõ.
+Tử cung:
Tử cung không có hình dạng ban đầu, có thể sờ thấy các phần thai ngay dưới thành bụng, trường hợp vỡ tử cung không hoàn toàn có thể sờ thấy tử cung nhưng có điểm đau chói tại vùng sẹo của tử cung.
+Tim thai:
Nghe tim thai: Tim thai không còn nghe được.
+ Gõ bụng:
Bụng đục toàn bộ.
+ Khám âm đạo:
Ngôi thai không sờ thấy, có máu chảy ra theo tay.
Cần chú ý:
Có trường hợp sẹo mổ cũ bị nứt, nên không có dấu hiệu điển hình của chảy máu trong như đã mô tả ở trên.
-Cận lâm sàng:
+Siêu âm:
Nếu vỡ tử cung hoàn toàn sẽ thấy trong ổ bụng có: thai nhi, tim thai không đạp, dịch.
+Xét nghiệm:
Trong xét nghiệm máu có giảm số lượng hồng cầu, hemoglobin (Hb), hematocrit (Hct).
Hồng cầu, hemoglobin, hematocrit giảm nhiều trong trường hợp mất máu nặng.
3 Thái độ xử trí
-Phòng bệnh:
+Đối với những người có sẹo mổ cũ ở thân tử cung, dù là do mổ gì, sau 3 tháng nên chụp lại buồng tử cung, nếu thấy trên phim chụp có các ổ đọng thuốc là sẹo xấu.
+Khi có thai, thai phụ cần đến đăng kí khám thai ở một cơ sở có chuyên khoa thuộc bệnh viện tỉnh hay khu vực.
+Gần ngày đẻ nên vào viện sớm hoặc ở gần bệnh viện để đề phòng bất trắc.
-Xử trí:
Tùy theo tổn thương mà có thể cắt tử cung toàn phần hoặc bán phần hoặc bảo toàn tử cung.
Tùy theo thể trạng người bệnh và điều kiện của nơi thực hiện mà có chỉ định đúng.
Việc sử dụng thuốc tăng co cần phải đúng chỉ định đề phòng biến chứng.
Nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com
link tại :Vỡ tử cung trong thai kì-những điều cần lưu ý khi mang thai