Contents
1 Viêm âm đạo do vi khuẩn
Là viêm âm đạo không đặc hiệu, bệnh nhân ra nhiều khí hư nhưng không có biểu hiện đau, không có biểu hiện viêm âm hộ-âm đạo. Bệnh không phải lây qua quan hệ tình dục nên không cần thiết phải điều trị chồng hoặc bạn tình.
Căn nguyên chủ yếu là do vi khuẩn Gardnerella vaginalis, Mycoplasma Hominis, Prevotella, Mobiluncus có thể phối hợp với một số vi khuẩn kị khí khác.
-Triệu chứng:
+Ra nhiều khí hư, mùi hôi như mùi tanh cá là lý do đưa người bệnh đi khám.
+Khám: Khí hư mùi hôi như mùi cá ươn, màu xám trắng, đồng nhất như kem phết đều vào thành âm đạo một lớp mỏng, không có viêm âm đạo.
-Xét nghiệm :
+Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào nhuộm Gram hoặc có 3 trong 4 tiêu chí của Amsel:
Ra khí hư
pH>4,5
Có Clue cells Test Sniff (+)
+Soi tươi hoặc nhuộm Gram có tế bào âm đạo dính vào vi khuẩn ( Clue Cells)
+ Test Sniff (+)
+ pH âm đạo >4,5
-Điều trị
+Metronidazol là thuốc có hiệu quả nhất.
+Vệ sinh âm đạo, quần áo lót sạch, phải được phơi nắng hoặc là trước khi sử dụng.
+ Không giao hợp trong thời gian điều trị.
+ Metronidazol 2g uống liều duy nhất hoặc
+ Metronidazol 500mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày, hoặc
+ Kem Clindamycin 2% bôi tại chỗ trong 7 ngày hoặc
+ Clidamycin 300mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.
+ Có thể phối hợp đặt thuốc âm đạo.
Chú ý:
Metronidazol không dùng cho hụ nữ có thai 3 tháng đầu.Trong khi uống không được uống rượu, không quan hệ tình dục.
2 Viêm cổ tử cung mủ nhầy do lậu và/hoặc Chlamydia trachomatis
2.1 Bệnh lậu ở phụ nữ ( viêm cổ tử cung và viêm âm đạo do lậu cầu)
–Triệu chứng:
+Biểu hiện cấp tính:
Đái buốt, mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung mủ màu vàng đặc hoặc vàng xanh số lượng nhiều, mùi hôi.
Bệnh nhân đau khi giao hợp, đau bụng dưới.
+Khám mỏ vịt thấy:
Cổ tử cung đỏ, phù nề, chạm vào chảy máu.
Máu chảy ra từ ống cổ tử cung.
Có thể thấy lỗ niệu đạo đỏ, có mủ từ trong chảy ra hoặc có khi chỉ có dịch đục.
+ Thể mãn tính:
Triệu chứng lâm sàng không rõ ràng mà thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện triệu chứng bệnh ( trên 50% trường hợp) vì vậy họ không biết mình bị bệnh nên dễ lây lan cho người khác và trẻ sơ sinh.
-Xét nghiệm:
+ Thường lấy bệnh phẩm ở 2 vị trí là niệu đạo và cổ tử cung. Hậu môn, các tuyến Skene, Bartholin cũng là nơi thường có lậu cầu.
+ Nhuộm Gram: Song cầu khuẩn hình hạt cafe, bắt màu Gram (-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân, tế bào mủ.
-Điều trị:
Có thể chọn một trong các loại thuốc sau:
+Cefixime 400mg uống liều duy nhất
+ Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp liều duy nhất
+ Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất
+ Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
Chú ý :
+Ở Việt Nam, lậu cầu khuẩn đã kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm Quinolone, Peniciclin, Kanamycin.
+ Viêm âm đạo do lậu cầu thường kèm theo các tác nhân gây bệnh khác nên thường phải điều trị phối hợp.
+ Phải điều trị cho bạn tình.
2.2 Viêm cổ tử cung và viêm âm đạo do Chlamydia trachomatis
Nhiễm Chlamydia trachomatis ở sinh dục-tiết niệu nữ thường không biểu hiện triệu chứng (70%) thông thường được phát hiện khi bạn tình có viêm âm đạo.
-Triệu chứng:
+Có dịch tiết từ cổ tử cung :màu vàng hoặc xanh, số lượng không nhiều.Cổ tử cung đỏ, phù nề và chạm vào dễ chảy máu.
+Ngứa âm đạo, tiểu khó.
+ Ngoài ra có thể tổn thương viêm âm đạo, tuyến Bartholin, hậu môn hoặc nhiễm trùng cao hơn ở buồng tử cung, vòi trứng-buồng trứng.
-Xét nghiệm:
Cần lấy bệnh phẩm ở cổ tử cung, niệu đạo, hậu môn, tuyến Bartholin.
-Điều trị:
Có thể lựa chọn một trong các loại thuốc sau:
+ Doxycyclin 100mg uống 2 lần/ngày trong 10 ngày.
+ Erythromycin 500mg uống 2 lần/ngày trong 10 ngày.
+ Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
Chú ý:
– Không được dùng doxycyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú.
– Đề phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh: Ngay khi trẻ mới được đẻ ra phải nhỏ mắt cho trẻ bằng dung dịch Nitrat Bạc 1%. Nếu mẹ bị bệnh lậu chưa điều trị có thể điều trị phòng ngừa cho trẻ.
copy ghi nguồn Daihocduochanoi.com
link bài viết Viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm cổ tử cung mủ nhầy do lậu.