Không có một chuẩn quốc tế cho chăm sóc thai nghén toàn diện.Các thành tố của chăm sóc thai nghén sẽ khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh và điều kiện ( thành phố, nông thôn, tại các viện/ các trung tâm chuyển tuyến, điều kiện tại các nước phát triển và các quốc gia đang phát triển…vv).Hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận xoay quanh những thành tố nào hình thành một chuẩn chăm sóc thai nghén đối với các thai phụ khỏe mạnh.
1 Hỏi bệnh
-Cử động của thai nhi.
-Có chảy máu, dịch bất thường ở âm đạo hay không?
-Cơn co tử cung.
-Các dấu hiệu cơ năng của tiền sản giật (nhức mắt, hoa mắt…).
-Các dấu hiệu cơ năng của dọa sinh non hoặc dấu hiệu chuyển dạ, tìm hiểu vấn đề bạo hành gia đình.
Contents
2 Khám thực thể
-Cân nặng, huyết áp, tim thai, chiều cao tử cung, vòng bụng, ngôi thai.
-Khám cổ tử cung khi có dấu hiệu nghi ngờ chuyển dạ hoặc ra nước ối.
-Khám đánh giá khung chậu để sơ bộ tiên lượng cuộc đẻ.
3 Xét nghiệm
-Công thức máu ( hemoglobin, hematocrit)
-Protein niệu.
-Siêu âm thai để đánh giá sự phát triển của thai, ngôi thai, rau và nước ối.
-Sàng lọc đái tháo đường trong thời kì có thai.
-Bổ sung các xét nghiệm khác nếu cần thiết.
4 Trong trường hợp có chỉ định
Sàng lọc lần hai để phát hiện đái tháo đường trong thời kỳ có thai ở tuần thai thứ 24 nếu có những yếu tố nguy cơ như đã nếu trên ( béo phì, tiền sử gia đình); trong trường hợp Rh âm tính, làm test kháng thể kháng D và kháng thể kháng Rh trong lần thăm khám tiếp theo.
5 Tư vấn và giáo dục sức khỏe
-Chú ý các dấu hiệu và triệu chứng đe dọa chuyển dạ sớm; các vấn đề liên quan tới gia đình/hỗ trợ xã hội/hỗ trợ của người chồng, bạn đời.
-Kế hoạch hóa gia đình sau sinh, tư vấn triệt sản, đếm cử động của thai nhi ( ít nhất 5 lần trong một giờ, nếu cử động thai nhi yếu cần đi khám) , các vấn đề liên quan tới công việc của bà mẹ, sự phát triển của thai nhi.
-Đi lại (nên tránh di chuyển, đi lại bằng đường hàng không/ đi lại khoảng cách xa sau 32 tuần thai).
-Các vấn đề liên quan tới lao động và sinh nở, sự sợ hãi, các dấu hiệu đe dọa của tiền sản giật ( đau đầu, nhìn mờ, đau vùng thượng vị-trường hợp này cần có các thăm khám y tế phù hợp, kịp thời).
-Các vấn đề sau đẻ, các vấn đề chăm sóc sơ sinh, các triệu chứng trong giai đoạn sau của thai kỳ, tránh thai sau đẻ, đến cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng/dấu hiệu chuyển dạ,vv …
-Tiêm phòng sau sinh, biết cách hồi sức cho trẻ, quản lý sau sinh, các vấn đề liên quan tới chuyển dạ và sinh đẻ.
6 Tiêm chủng và phòng bệnh
-Tiêm vaccin phòng uốn ván trước sinh( tiêm 2 mũi)
-Tiêm mũi nhắc lại uốn ván rốn (nếu chưa tiêm đủ hai mũi)
-Tiêm vaccin phòng cúm ( trong mùa cúm)
-Bổ sung sắt nếu có thiếu máu thiếu sắt.
Trong ba tháng cuối cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu và triệu chứng chuyển dạ.Trong trường hợp có dấu hiệu đẻ non hoặc dọa đẻ non cần đến viện để thăm khám và theo dõi ngay.
nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com
link tại: Những điều cần biết về khám thai trong ba tháng cuối