Contents
1. Định nghĩa
Thiết chẩn còn gọi là bắt mạch, cầm mạch, coi mạch, là 1 trong tứ chẩn
Cho các thông tin khá khách quan về các loại hình mạch tượng của bệnh nhân, là những thông tin đáng tin cậy nhất mà thầy thuốc luôn coi trọng.
Tuy nhiên, bắt mạch cũng một phần phụ thuộc vào suy đoán chủ quan của thầy thuốc, để chẩn đoán được chính xác đòi hỏi người thầy thuốc phải không ngừng học hỏi, kiểm nghiệm từ thực tế
Hơn nữa YHHĐ ngày càng phát triển, đòi hỏi người thầy thuốc Y học cổ truyền phải biết đến cả các phương tiện chẩn đoán hiện đại.
2. Bộ vị để chẩn mạch
Có 3 bộ vị để chẩn mạch là Thốn, Quan, Xích
Bộ quan ngang với giữa đỉnh đầu xương quay. Bộ thốn trên bộ quan khoảng 0.5 thốn, bộ xích dưới bộ quan khoảng 0.5 thốn
Mỗi bộ có 3 mức phù-trung-trầm, tổng cộng là 9 mức, gọi là “tam bộ cửu hậu”
Phù là mạch của phủ, trầm là mạch của tạng, trung là để xem mạch vị khí.
3. Các loại hình mạch;
3.1. Mạch sác
Sác nguyên nghĩa là nhanh, nhiều lần, Mạch Sác là mạch đi nhanh, nhiều lần
Cứ một hơi thở mạch của người bệnh đi đến dưới ngón tay thầy thuốc 6 lần (nhất tức lục chí
3.2. Mạch phù
– Phù là nổi, Mạch lúc nào cũng nổi sát ở da vì vậy gọi là mạch Phù
– Để nhẹ ngón tay xem đã thấy sức mạch đi đẫy đà (hữu dư), mà ấn nặng ngón tay xuống thì không thấy gì, dù có thấy cũng rất yếu ớt (bất túc)
Nguyên nhân phát sinh mạch phù
– Phù là ứng với kinh lạc, cơ biểu, do tà khí xâm nhập vào 3 kinh dương, bức bách mạch khí ra ngoài, vì vậy tượng mạch nổi đầy lên (phù) dưới ngón tay”
– ”Tà khí xâm nhập vào cơ biểu, tấu lý, vệ dương chống nhau với ngoại tà thì mạch khí biểu hiện ở ngoài ứng vào trong mà Phù”.
– Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi:”…Âm hư huyết thiếu, khí trung tiêu hư tổn ắt sinh ra Phù (vô lực)”.
3.3. Mạch trì
– Mạch Trì mỗi hơi thở đập 3 lần, đến rồi đi rất chậm
Nguyên nhân phát sinh mạch trì
“Hàn khí ngưng trệ, dương khí không vận hóa được, vì vậy thấy mạch Trì”
Mạch trì chủ bệnh Hàn. Bởi dương khí suy hư, tức chân hỏa yếu kém, làm trong bụng hàn mà ngoài da cũng cảm hàn (biểu lý đều hàn).
-”Tà tụ nhiệt kết làm cho sự lưu hành của huyết mạch bị trở ngại cũng thấy mạch Trì”.
3.4. Mạch trầm
– Trầm là chìm, mạch luôn chìm sâu dưới da, vì vậy gọi là Trầm.
– Mạch trầm chìm xuống đi dưới thịt, trên xương ấn nặng ngón tay xuống thì sức mạch đi mạnh chắc (hữu dư), mà nâng ngón tay lên thì sức mạch đi yếu, hầu như không có (bất túc).
– Xem hai mạch phù trầm căn cứ vào để nhẹ tay, ấn nặng tay mà biết. Nhẹ tay đã thấy mạch phù, nặng tay mới thấy mạch trầm.
“Hàn khí bên ngoài xâm nhập vào sâu, bó lấy kinh lạc, làm cho mạch khí không thông đạt, sẽ xuất hiện mạch Trầm”.
– “Mạch Trầm là âm tà quá dư làm cho huyết khí ngưng đọng không phấn chấn…”.
– “Nếu bệnh tụ ở dưới, ở phần lý, ắt sẽ thấy mạch Trầm”.
– “Tà uất ở phần lý, khí huyết ngưng trệ thì mạch Trầm mà có lực. Dương khí hư hãm xuống không thăng lên được thì mạch Trầm mà không có lực”.
Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com