Cách nhận biết một vài loại mạch khi bắt mạch.

0
1060
khám bệnh

Có nhiều loại mạch trong đông y , người thầy thuốc cần phải phân biệt các loại mạch cũng như nguyên nhân để có hướng điều trị cho đúng,

Mạch nhược

– Nhược là yếu ớt.

Mạch nhược ấn tay mới thấy, nhấc lên thì không

– Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi : “ Phù mà Tế gọi là Nhu, Trầm Tế mà mềm gọi là Nhược

Nguyên nhân phát sinh mạch nhược

– Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học’ ghi : “Âm huyết bất túc, không khua động được mạch đạo, dương suy, khí thiếu, khó làm cho huyết lưu thông, khiến cho mạch thấy Trầm Tế mà mềm, sinh ra mạch Nhược”.

– Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Nhược là âm hư mà dương khí suy”.

– Người già có mạch nhược cũng không lo ngại, vì tuổi già thì khí huyết phải suy.

Mạch hoãn

– Hoãn là thong thả hòa hoãn. Sức mạch đi thong thả hòa hoãn, một hơi thở mạch đến 4 lần (nhất tức tứ chí).

Mạch Hoãn đi khoan hòa, đều đặn, số mạch đập không thay đổi mấy

So sánh 2 mạch Đại Hoãn: Đại thì Tà khí thắng Chính khí, nghĩa là tà khí đang là dữ nên mạch to lớn. Hoãn thì Chính khí đã thắng tà khí, nghĩa là chính khí đã trở lại, tà khí phải rút lui, nên mạch êm dịu.

Nguyên nhân phát sinh mạch hoãn

– Trong khi mắc bệnh hàn hay bệnh nhiệt gì đó đang làm dữ mà xem thấy mạch Hoãn là tà khí đã thoái, Chính khí đang hồi phục, tức bệnh sắp khỏi.

– Khi bình thường không bệnh mà xem thấy mạch Hoãn thì lại là Khí huyết hư

– Khí cơ bị thấp tà dính lại gây nên. Tỳ Vị hư yếu, mà Tỳ Vị là nguồn của khí huyết, khí huyết bất túc, không vận hành được, kết lại gây nên mạch Hoãn” .

bắt mạch

Mạch phục

– Phục có nghĩa là tiềm phục, ẩn nấp

 Mạch phục đi nén vào bên cạnh gân xương, mà chìm sâu xuống. Khi xem phải để đầu ngón tay ấn sâu xuống, móc vào bên gân xương mà đun đi đẩy lại mới thấy.

Nguyên nhân phát sinh mạch phục

– Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi:”Mạch Phục do khí nghịch ở kinh lạc, mạch đạo không thông, hoặc  khí thoát không tương tiếp… gây ra”.

Sách ‘Định Ninh tôi học mạch’ ghi: ” Mạch Phục …. nghĩa là tà khí ẩn phục ở trong, âm dương bị bế tắc không phát tiết thông đạt ra được.…

Mạch động

– Động  tức là  sự chuyển động mà  không đứng yên.

– Sức mạch đi, nếu như  để nhẹ tay thì không thấy, mà nếu  ấn nặng ngón tay xuống suy tìm thì có chuyển động, nhưng nó lại  quay quay chuyển động như hạt đậu xoay đi xoay lại ở nguyên một chổ ở phía  dưới đầu ngón tay ta chứ không  hề xê dịch đi lại ra vào

Nguyên nhân phát sinh mạch động

– Mạch Động chủ bệnh huyết thoát (mất máu), như bệnh băng, lậu, tả lỵ, ho ra máu… bệnh lâu ngày làm hư lao.

Mạch trường

– Trường là dài. Sức mạch đi dù mạnh dù yếu đều chạy ra ngoài bản vị của mạch. Ví dụ : từ bộ xích chạy tuột ra cả ngoài bộ Thốn. Mạch Trường dài trái vói mạch Đoản ngắn

– Mạch Trường chủ về khí, khí huyết có mạch lạc đường lối phân minh là không rối loạn. Nếu khi có bệnh, thấy mạch Trường kèm theo mạch Hoãn thì bệnh gì cũng dễ trị.

Nguyên nhân phát sinh mạch trường

– “Mạch là phủ của huyết, mạch Trường  thì khí vượng”.

– “Mạch Trường mà hòa hoãn, phù hợp với khí sinh trưởng của mùa xuân, vì vậy là tượng mạch của người khỏe mạnh”.

– ”Mạch Trường chủ về các bệnh hữu dư”