Contents
Mạch hồng
Hồng là sóng nước, Câu là móc câu.
Sức mạch đi rộng chắc trong đường mạch mà vương mạnh lên rồi lại lùi xuống, lùi xuống rồi lại vương lên đều mạnh, khác nào như sóng nước nổi lên, lùi xuống từng đợt, từng đợt.
Trong chổ nổi lên lùi xuống đó, tạo ra hình móc câu. Phù án, Trầm án cũng đều như thế.
Nguyên nhân phát sinh mạch hồng
– “Nhiệt tràn đầy ở bên trong, đường mạch to ra và đẩy trào lên, gây ra mạch Hồng”.
– “Nhiệt là thương tổn phần âm, âm khí hư ở bên trong mà dương khí phù việt ra bên ngoài cũng gây ra mạch Hồng”.
– Mạch Hồng chủ bệnh nhiệt. Vì khí huyết khô nóng nên cả Biểu và Lý đều nhiệt cực.
– Mạch hồng là mạch chủ của mùa hạ
Mạch phục
– Phục có nghĩa là tiềm phục, ẩn nấp
– Mạch phục đi nén vào bên cạnh gân xương, mà chìm sâu xuống. Khi xem phải để đầu ngón tay ấn sâu xuống, móc vào bên gân xương mà đun đi đẩy lại mới thấy.
Nguyên nhân phát sinh mạch phục
– Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi:”Mạch Phục do khí nghịch ở kinh lạc, mạch đạo không thông, hoặc khí thoát không tương tiếp… gây ra”.
Sách ‘Định Ninh tôi học mạch’ ghi: ” Mạch Phục …. nghĩa là tà khí ẩn phục ở trong, âm dương bị bế tắc không phát tiết thông đạt ra được.…
Mạch huyền
Huyền là dây cung (hay dây đàn). Sức mạch đi như có sợi dây cứng thẳng. Phù án hay Trầm án cũng đều thấy cứng thẳng
Nguyên nhân phát sinh mạch huyền
– Mạch Huyền do hư lao, nội thương, khí trung tiêu không đủ, thổ (Tỳ Vị) bị mộc (Can) khắc
– Can chủ sơ tiết, điều sướng khí cơ, nếu tà khí uất kết ở Can, làm mất chức năng sơ tiết, khí uất không thông lợi, sẽ sinh ra mạch Huyền.
Hoặc các chứng đau, đờm ẩm, khí cơ ứ trệ, âm dương không hòa, mạch khí do đó bị căng ra, gây nên mạch Huyền”.
– Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Huyền chủ tà ở Can vượng, Tỳ yếu, bệnh ngược (sốt rét), đờm ẩm, đầy trướng, đau 2 bên hông sườn, sán khí, tích kết, chứng tý”.
– Mạch huyền là mạch tượng của can, của mùa xuân
Mạch tế (tiểu)
– Sách ‘Mạch Ngữ ‘ ghi: “Mạch Tế thì nhỏ, thẳng mà mềm, ứng dưới tay như sợi tơ, chỉ”.
– Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhãn’ ghi: “Mạch Tế nghĩa là nhỏ, hình tượng như sợi dây, mạch Vi thì lờ mờ khó thấy còn Tế thì rõ ràng, dễ thấy“.
Nguyên nhân phát sinh mạch tế
– Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: ”Mạch Tế do khí huyết đều hư, không đủ để thúc đẩy mạch hoặc do thấp tà ngăn trở mạch đạo gây ra”.
Mạch nhu (nhuyễn)
– Nhu là mềm yếu. Sức mạch đi hoàn toàn vô lực, rất là mềm yếu, nhè nhẹ tay xem thì thấy ấn tay thì như không có, như bông trong nước
Nguyên nhân phát sinh mạch nhu
– Những người già yếu có mạch Nhu, không sao. Những trai tráng và trẻ nhỏ có mạch Nhu không tốt
– Mạch Nhu chủ bệnh khí huyết suy kém, lắm mồ hôi. Dương khí không đủ lực bảo vệ bì phu, cho nên mồ hôi ra nhiều (tự hãn).
Mạch đợi (mạch đại # mạch đại-to lớn)
– Đợi là chờ đợi.
– Mạch đi nữa chừng không đủ khí sức đi liên tục, phải ngừng lại chờ đợi đợt khác đến thay mới có lực đi tiếp. Mỗi khi ngừng để chờ đợi ấy có số đếm của mạch đi nhất định chứ không bất thường như Xúc, Kết.
Nguyên nhân phát sinh mạch đợi
– Mạch Đợi chủ tạng khí suy. Nguyên khí của một tạng nào đó đã suy, nguyên khí của Tạng khác phải đến thay vào đó. Tức là 1 tạng đã tuyệt khí, dần dần sẽ đến tạng khác tuyệt khí