Cấu tạo và các chức năng bánh rau của thai nhi-những điều cần biết

0
2033
HÔ HẤP

1 Cấu tạo

BÁNH RAU

Bánh rau hình tròn,đường kính khoảng  15 cm, nặng 1/6 trọng lượng thai nhi ( khoảng 400-500 gram ), dày 2,5-3 cm, mỏng hơn ở ngoại vi.Mỗi bánh rau gồm 15-20 múi, giữa các múi rau là các rãnh nhỏ.Bánh rau thường bám vào đáy tử cung.Bánh rau hình thành do sự phát triển của màng rụng nền và màng đáy.

Màng rụng ở vùng bánh rau có 3 lớp: lớp đáy, lớp xốp, lớp đặc.

Lớp xốp: là đường bong của rau sau khi sinh.

Trong lớp đặc có sản bào và hồ huyết.

Đại đa phần màng này rụng sau sinh và có chảy máu kèm theo.

2 Chức năng

Bánh rau có hai chức năng chính:

Chức năng thứ nhất:

Đảm bảo cho thai nhi sống và phát triển. Sự trao đổi chất thực hiện qua lớp hội bào của gai rau.

-Hô hấp :

HÔ HẤP

Sự trao đổi O2 và CO2 giữa máu mẹ và máu con là một quá trình khuếch tán đơn thuần do các đặc điểm sau:

+Áp lực máu mẹ ở hồ huyết của bánh rau thấp hơn máu thai và tốc độ chảy chậm hơn.

+Nồng độ CO2 thấp hơn và nồng độ O2 trong máu mẹ cao hơn máu thai.

+Hemoglobin của thai có khả năng gắn O2 cao.

+Diện tích trao đổi mẹ-thai tăng do cấu trúc dạng nhú của gai rau.

Máu trong hồ huyết phải luôn luôn được đổi mới.Trong các trường hợp mẹ bị cao huyết áp trong thai kì hoặc cơn co tử cung cường tính máu ở hồ huyết chậm đổi mới sẽ gây suy thai.

-Dinh dưỡng

DINH DƯỠNG

Nguyên liệu tạo hình và năng lượng cần cho thai nhi đều đưa từ mẹ vào qua rau thai.

+Các protein phải chuyển thành acid amin và đi qua gai rau, sau đó thai mới sử dụng để tổng hợp lại thành protein đặc hiệu của thai.

+ Các lipid rất ít đi qua rau thai nên thường thiếu các vitamin tan trong dầu như A,D,E,K.Do vậy, trẻ sơ sinh hay bị chảy máu do giảm prothrombin và thiếu vitamin K. Vitamin K sẽ được tổng hợp ở 1 tuần tuổi bởi các vi khuẩn trong ruột của trẻ sơ sinh.

+Glucose qua rau thai nhờ hiện tượng khuếch tán, gai rau còn tham gia chuyển hóa glucose thành glycogen và dự trữ ở gai rau.

+Vitamin:vitamin B, C qua gai rau dễ dàng.

Ngoài ra gai rau còn có thể tổng hợp một số phospholipid, nhất là các steroid rau thai.

-Bảo vệ:

BẢO VỆ

+Một số kháng nguyên kháng thể có nguồn gốc protein có thể đi qua rau thai.Nhờ đó thai có khả năng miễn dịch thụ động, nhưng cũng có khi nguy hiểm cho thai nhi nếu có sự bất đồng Rh hoặc nhóm máu ABO.

+Mầm bệnh:Các vi khuẩn không qua được rau thai.Tuy nhiên vào tháng cuối một số vi khuẩn đi qua, ví dụ trực khuẩn lao khó qua, xoắn khuẩn giang mai qua rau thai sau tháng thứ 5.Virus qua được rau thai nên thường gây dị dạng cho thai nhi, ví dụ virus cúm, sốt, bại liệt,rubella (bệnh sởi Đức), thủy đậu và virus cự bào ( Cytomegalovirus-CMV).

+Thuốc và các hóa chất không có quy luật:Nói chung các chất có trọng lượng phân tử dưới 600 đều qua rau thai, các chất trên 1000 không qua được rau thai.

Các thuốc qua rau thai trong 3 tháng đầu có thể gây dị dạng cho thai: thuốc động kinh, tetracyclin….

Các thuốc qua rau thai trong những tháng cuối có thể gây độc bào thai.

Chức năng thứ 2

Giữ vai trò nội tiết để cơ thể mẹ phù hợp với thai nghén.

-Kích thích nội tiết tố loại peptid: hCG, HPL.

-Các steroid rau thai:estrogen, progesteron

-Các steroid khác như 17ketosteroid, glucocoticoid.

 

Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com

link tại :Cấu tạo và các chức năng bánh rau của thai nhi-những điều cần biết