Contents
1 Rách âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn
1.1 Nguyên nhân
-Về phía mẹ:
Tầng sinh môn rắn ở những người sinh con so lớn tuổi, nhiễm khuẩn, phù nề và có sẹo cũ ở tầng sinh môn.
-Về phía thai:
Thai to, thai sổ kiểu chẩm cùng, sổ đầu hậu trong ngôi ngược
-Do thủ thuật:
Đẻ hỗ trợ bằng Forceps, giác hút.
1.2 Chẩn đoán
Sau khi sổ thai thấy máu vẫn chảy ra, có thể nhìn thấy ngay máu chảy từ vết rách hay vết cắt tầng sinh môn, cần kiểm tra kỹ chổ rách để xác định mức độ rách tầng sinh môn:
-Độ I: Rách da và niêm mạc âm đạo
-Độ II: Rách da, niêm mạc âm đạo và một phần cơ tầng sinh môn ( thường là cơ hành hang)
-Độ III: Rách cơ tầng sinh môn tới tận nút thớ trung tâm
-Độ IV: Rách qua nút thớ trung tâm tới tận phên trực tràng âm đạo, làm âm đạo thông với trực tràng
1.3 Xử trí
-Gây mê tại chỗ hoặc sử dụng các thuốc giảm đau
-Khâu phục hồi sau khi sổ rau và biết chắc là tử cung không còn sót rau.
-Khâu từ trong ra ngoài, từ lớp sâu đến lớp nông, khâu mũi rời, các mũi cách nhau 0,5 cm.Mũi khâu đầu tiên của lớp niêm mạc phải trên đỉnh vết rách 0,5-1cm.
-Khâu 3 lớp: Lớp niêm mạc và lớp cơ tử cung bằng catgut, lớp da ở ngoài băng chỉ không tiêu; Không để khoảng trống giữa 2 lớp, không để lệch hoặc chồng mép.Riêng đối với rách tầng sinh môn độ IV, vì phẫu thuật phức tạp, vết rách khó liền do sản dịch và nước tiểu gây nhiễm khuẩn tại chỗ, chỉ nên khâu phục hồi sau khi hết thời kỳ hậu sản.
1.4 Chăm sóc
-Giữ vết khâu luôn sạch: phải rửa âm hộ ngày 2-3 lần, nhất là sau đại tiện, tiểu tiện.
-Giữ vết khâu khô: Sau khi rửa phải thấm khô.
-Chế độ ăn: Ăn nhẹ, tránh táo bón.
-Nếu vết khâu phù nề cần cắt chỉ sớm.
-Cắt chỉ sau 5 ngày.
1.5 Dự phòng
-Hướng dẫn cho sản phụ cách rặn đẻ
-Giữ tầng sinh môn đúng phương pháp khi sổ thai
-Đỡ đẻ đúng kỹ thuật
-Cắt tầng sinh môn khi có chỉ định
2 Rách cổ tử cung
2.1 Nguyên nhân
Tất cả các trường hợp chảy máu ngay sau đẻ, phải kiểm tra cổ tử cung.Tần suất có thể gặp 11% ở con so, 4% ở con rạ.Rách thường ở hai vị trí 3-9 giờ, có thể kéo lên đến vòm âm đạo, đôi khi rách cổ tử cung lên đến đoạn dưới.Rách cổ tử cung có thể gặp khi sổ thai mà cổ tử cung chưa mở hết, sinh thủ thuật, đẻ nhanh, cổ tử cung xơ chai.
2.2 Chẩn đoán
Sau khi sổ thai hoặc máu ra nhiều màu đỏ tươi, kiểm tra cổ tử cung thấy chỗ nào rách nham nhở hoặc không liên tục, đang chảy máu ( lưu ý vị trí 3 giờ và 9 giờ)
Rách nông: Đỉnh vết rách ở dưới chỗ bám âm đạo_cổ tử cung
Rách sâu: Đỉnh vết rách ở trên chỗ bám âm đạo_cổ tử cung phải kiểm tra kỹ xem có vỡ tử cung, rách bàng quang hoặc tổn thương trực tràng.
2.3 Xử trí
Đánh giá cẩn thận tổn thương, phải thấy rõ đỉnh vết rách, khâu phục hồi vết rách bằng các mũi rời.Trường hợp rách trên âm đạo, nếu ngoài phúc mạc có thể khâu đường dưới, nếu trong phúc mạc đôi khi phải phẫu thuật.
Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com