Chế biến hương phụ

0
1000
Hương phụ

Hương phụ

Vị thuốc hương phụ là thân rễ đã được chế biến sơ bộ của cây hương phụ Cyperus rotundus L, hoặc Cyperus stoloniferus họ Cói.

Chế biến sơ bộ

Thu hoạch vào lúc  rễ củ già, phơi khô đốt cho cháy hết và rễ con, rửa sạch phơi sấy đến khi khô kiệt.

Độ ẩm an toàn không quá 13%

Tỷ lệ tinh dầu ít nhất là 0,8%

Chế biến cổ truyền

Mục đích: Vị thuốc hương phụ có vị cay, đắng, tính ôn, tác dụng hành khí giảm đau, chế biến nhằm mục đích sau:

Tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh can bằng cách chế biến với giấm.

Tăng tác dụng dẫn thuốc vào tam tiêu để tăng tác dụng hành khí, dẫn thuốc lên thượng tiêu thì dùng rượu. Dẫn thuốc ra cơ biểu, tán hàn chế với gừng tươi. Dẫn thuốc vào trong tăng tác dụng thu liễm, thì chế biến với giấm, dẫn thuốc đi xuống dưới, đến hạ tiêu chế với muối.

Giảm tác dụng phụ do hương phụ có đặc điểm cay, ôn. Giảm tính khô táo chế với đồng tiện nước vo gạo. Tăng tác dụng dẫn thuốc vào 12 đường kinh và điều hòa tỳ vị thì chế với cam thảo.

Giảm độ bền cơ học của vị thuốc bằng cách sao, ẩm.

Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến theo dược điển Việt Nam gọi là hương phụ tứ chế:

Hương phụ rửa sạch, loại bỏ tạp, phơi khô. Thái phiến hoặc tán cho dập. Tẩm:  hương phu jchia bón phần, mỗi phần tẩm với một loại phụ liệu sau: nước muối (NaCl), dịch nước gừng tươi, giấm, và rượu 35-40 độ. Lượng dịch khoảng 15% so với dược liệu, lượng gừng khoảng 5% dược liệu.

Ủ: ủ riêng từng từng phần đến khi dịch thấm đều vào vị thuốc

Sao: phần tẩm rượu sao qua, ba phần kia sao vàng.

Phương pháp chế theo Viện y học cổ truyền Việt Nam: 1kg hương phụ rửa sạch loại bỏ tạp chia thành 4 phần.

Tẩm với phụ liệu mỗi phần được tẩm với một phụ liệu sau: Phần 1 tẩm với 200ml giấm, phần 2 tẩm với 200ml đồng tiện, phần 3 tẩm với 200ml dịch nước muối 15%, phần 4 tẩm với 200ml rượu 4%. Ủ các phần để riêng ủ 1 đêm, giã dập sao khô, trộn 4 phần với nhau.

Một số phương pháp khác

Tùy thuộc vào chứng bệnh cụ thể mà có thể chọn một số phương pháp chế biến phù hợp: hương phụ thán, hương phụ mễ, hương phụ chế cam thảo, hương phụ chế gừng. Phương pháp thất chế chế hương phụ chế với 7 loại phụ liệu gừng giấm rượu muối nước, cam thảo, đồng tiện, dịch nước vo gạo.

Sự biến đổi thành phần hóa học

thân rễ hương phụ vườn và hương phụ biển có tinh dầu, alcaloid, flavonoid, glycosid tim, saponin, tinh bột.

sau khi chế biến có sự biến đổi thành phần hóa học: tinh dầu hàm lượng mẫu đã chế biến giảm so với mẫu sống, alcaloid mẫu chế có hàm lượng thay đổi không đáng kể.

Sự biến đổi tác dụng sinh học: tác dụng trên trương lực cơ trên tử cung cô lập chuột cống trắng thì liều 1-2% dạng sống và dạng chế có tác dụng tương đương nhau, giống tác dụng giãn cơ của papaverin hydroclorid, và atropin sulfat. tác dụng trên mạch máu trên mạch máu tai thỏ dạng sống có tác dụng tốt hơn dạng chế. Tác dụng trên tim ếch cô lập, dạng sống có tác dụng giảm biên độ co bóp và hơi giảm nhịp mạch hơn dạng chế biến.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com