Chỉ định, chống chỉ định và biến chứng thường gặp khi sử dụng thuốc gây tê

0
1056
Thuốc tê

Chỉ định và chống chỉ định .

Thuốc tê

 

  • 1. Chỉ định: Chỉ định dùng cho tất cả các trường hợp chống chỉ định gây mê; các trường hợp thể trạng bệnh nhân yếu, nếu gây mê sẽ có nhiều biến chứng, tiên lượng xấu.
  • 2. Phản chỉ định:

+ Bệnh nhân không đồng ý gây tê.

+ Phản ứng với thuốc tê.

+ Nhiễm trùng vùng gây tê.

+ Bệnh nhân bị bệnh tâm – thần kinh.

+ Bệnh nhân có tâm lý không ổn định, lo sợ.

+ Bệnh nhân suy gan.

+ Bệnh lý đông máu chảy máu.

+ Bệnh nhân mổ trên diện tích quá rộng (phải dùng liều lớn, dễ ngộ độc).

+ Trẻ em dưới 5 tuổi.

Biến chứng

  • 1. Ngộ độc: tai biến chủ yếu do sai sót về kỹ thuật như tiêm thuốc trực tiếp vào mạch máu, tiêm quá liều, vào các khu vực giàu mạch máu (tầng sinh môn, cổ tử cung…) hoặc thuốc gây tê ngấm ngay vào máu (tê vùng hầu họng, thanh phế quản…).

+ Triệu chứng nhiễm độc biểu hiện rõ trên hệ thần kinh trung ương và tim mạch:

  • – Thần kinh: bệnh nhân dãy dụa, rối loạn tâm thần, lo sợ, buồn nôn, nôn, co giật…. dần dần dẫn đến hôn mê.
  • – Tuần hoàn: da tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp tăng, sau một thời gian ngắn mạch chậm, huyết áp giảm dẫn tới trụy mạch và ngừng tim
  • – Hô hấp: bệnh nhân có cảm giác khó thở, thở nhanh nông và có thể ngừng thở hoàn toàn.

+ Xử trí cấp cứu:

  • – Ngừng tiêm thuốc.
  • – Cho thở oxy, tùy mức độ có thể hô hấp viện trợ qua mặt nạ hoặc hô hấp điều khiển qua ống nội khí quản.
  • – Chống co giật:
  • Diazepam (thuốc seduxen) pha loãng tiêm tĩnh mạch chậm.
  • Thiopental.
  • Dãn cơ ngắn: succinycholin.
  • – Sử dụng các thuốc co mạch, tăng huyết áp: ephedrin, isoprenalin (isupren)…
  • – Truyền dịch, đặt nằm đầu thấp.
    • 2. Dị ứng:

+ Triệu chứng: nổi mẩn, ngứa, phù toàn thân, huyết áp tụt, nôn mửa.

+ Điều trị:

  • – Thuốc kháng histamin (dimedron, pypolphen…).
  • – Corticoid: depersolon, prednisolon

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN GÂY TÊ.

+ Khám bệnh nhân trước khi gây tê: phát hiện tiền sử dị ứng, phản ứng thuốc tê, các bệnh phản chỉ định của gây tê.

+ Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân nhịn ăn trước 6 giờ.

Tiêm thuốc tiền mê: làm cho bệnh nhân trấn tĩnh đỡ lo sợ.

+ Bệnh nhân nằm trong lúc gây tê.

+ Dung dịch đậm đặc thường độc hơn dung dịch loãng, tốc độ tiêm càng nhanh càng dễ gây độc. Những tai biến đôi khi dẫn tới tử vong là một lượng lớn thuốc tê vào nhanh trong máu. Bởi vậy phải rất thận trọng khi gây tê đường tiết niệu, mũi, họng.

+ Viêm tấy: sẹo xơ cứng, ngăn cản thuốc tê khuếch tán, do đó tác dụng của thuốc tê bị hạn chế.

+ Trước khi tiến hành phẫu thuật: phải kiểm tra hiệu lực của thuốc tê, phải đợi một thời gian từ 5 – 15 phút tê mới có hiệu lực.

+ Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu: ôxy, máy hô hấp nhân tạo, ống nội khí quản.

Tiến hành các thử nghiệm (test) bảo đảm an toàn (hút kiểm tra xem có máu không…) và đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại :https://daihocduochanoi.com/chi-dinh-chong-chi-dinh-va-bien-chung-thuong-gap-khi-dung-thuoc-gay-te-chuan-bi-benh-nhan-gay-te/