Contents
I. Sự giao thoa y và dược
Thời kỳ cổ xưa con người đã phân biệt cây cỏ độc và cây cỏ lành, cây cỏ tác dụng chữa bệnh trong thiên nhiên,
Sự phân công nhiệm vụ không rõ ràng: vừa chữa bệnh, kiêm luôn cả dược học, triết học, hóa học…
Hy Lạp có Hypocrate, Aristote, Theophaste, Heropbile, Erasistrate… các nhà y học kiêm dược học
Hypocrate sinh năm 460 TCN tại đảo Cos, soạn từ điển Bách khoa y được dùng đến thế kỷ 17. Ông được coi là tổ sư của ngành y thế giới. Ông kiêm luôn bào chế thuốc. Sách của ông gồm thuốc do ông kê đơn, các cây thuốc và động vật làm thuốc
La Mã có Galien, Cassidore
Galien sinh năm 130, soạn trên 500 sách về thuốc, đặc biệt là các phương pháp bào chế thuốc, viên hoàn, mỡ, đạn, xông, dán
Được coi là tổ sư ngành dược thế giới và tên của ông được đặt cho tên của một môn học lớn trong ngành dược – Bào chế học (Pharmacie gallenique)
Cassidore là một nhà chính trị gia, văn sĩ, giáo sĩ, đưa việc chữa bệnh vào tu viện, yêu cầu tu sĩ tìm cây thuốc, học tập, điều chế thuốc và không được hành nghề y ngoài tu viện
Ấn Độ: Susruta, Rivata
Tập kinh Vedas mô tả hệ thống tuần hoàn máu, bệnh dịch hạch, bệnh sốt rét, lao…
Danh y Susruta phát hiện 760 loại dược phẩm gồm nguồn gốc thực vật, khoáng vật và động vật
Dùng dược phẩm đối kháng chữa bệnh trúng độc
Chế tạo dạng thuốc: nước, bột, rắc, hoàn, sắc, xoa
Giải phẫu thẩm mỹ: tạo hình mũi
Dùng thủy ngân trị bệnh giang mai
Trung Quốc
Bản thảo của Thần Nông (Viêm Đế) (cổ nhất thế giới)
Nội kinh của Hoàng đế
Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân với 1871 vị thuốc và 8161 phương thuốc
Thuyết âm dương ngũ hành
Hai danh y Hoa Đà và Biển Thước
Nền y học điển hình các nước phương Đông
II/ Ngành Dược tách khỏi ngành y
Khi số lượng bệnh nhân tăng lên yêu cầu phân công lại lao động: người chữa bệnh, người bào chế thuốc
Người bào chế thuốc kiêm luôn thu hái, phơi sấy, chế biến thuốc, bào chế, phân phối thuốc
Sau thời gian phát triển, nhu cầu thuốc ngày càng tăng buộc ngành dược phân công lại lực lượng lao động: xưởng bào chế, kho, cửa hàng thuốc xuất hiện
Thi thức ngành Dược được người Ả Rập hoàn chỉnh và phát triển
Albucasis xây dựng ngành bào chế: 23 cuốn sách viết về thuốc kép, thuốc đơn, các thuốc thay thế nhau, các phương tiện cân đong đo đếm trong ngành dược, trình bày cách bảo quản thuốc, các dụng cụ đựng thuốc
Ở Bagdad xuất hiện nhà bào chế thuốc theo đơn, chính là các thầy thuốc tại hiệu thuốc
Sách “thuốc ở cửa hàng” gồm 25 chương hướng dẫn pha chế thuốc theo đơn tại hiệu thuốc
Nêu ra nguyên tắc: Người chế thuốc không nên chạy theo tiền tài, không được từ chối bán thuốc cho người nghèo
Tổ chức ra hệ thống thanh tra ngành Dược và ngành Bào chế: xuất hiện luật lệ ngành nghề Dược, quy chế đảm bảo thuốc tốt, giá hợp lý
Trường Salerne (Ý) là nơi giảng dạy và hành nghề y dược. Các tài liệu ngành dược được giảng dạy tại đây đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ở Châu Âu, gây tiếng vang rộng rãi
Trường Montperllier (Pháp): Ban hành quy chế hành nghề y dược. Người hành nghề bán thuốc phải tuyên thệ. Trong lời tuyên thệ có nêu: Bán thuốc tốt, giá phải chăng và các thuốc bán ra phải tuân theo công thức xét duyệt
Paracelse đã phân lập tác dụng, tác hại của thuốc trên các bệnh nhân khác nhau. Xuât hiện môn dược lực học
Sử dụng động vật: sâu, bọ cạp, đỉa; Khoáng vật: thủy ngân , vàng, thạch tín vào chữa bệnh. Mở đường cho thuốc hóa học phát triển. Vai trò của người dược sĩ
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
link tại : lịch sử ngành dược thế giới