Phân loại nguyên nhân phù theo lâm sàng.

0
664
phù tay

Phù là gi?

Phù là hiện tượng tăng thể tích dịch ngoài tế bào ở khu vực gian bào có thể phát hiện được trên lâm sàng. Cổ trướng, tràn dịch màng phổi, màng tim và màng tinh hoàn là những dạng đặc biệt của phù do hiện tượng tích tụ dịch trong các khoang của cơ thể.

– Phù có thể toàn thân hoặc khu trú. Phù toàn thân có thể có tràn dịch các màng kèm theo (màng bụng, màng phổi, màng tim, màng tinh hoàn).

– Ở một bệnh nhân bị phù, khối lượng tuần hoàn có thể tăng, bình thường hoặc giảm.

phù

PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN PHÙ THEO LÂM SÀNG

1. Phù toàn thân:

Là sự gia tăng dịch mô kẽ toàn cơ thể. Phù xuất hiện ở mặt, thân và các chi, thường kèm theo tràn dịch màng phổi, cổ trướng, tràn dịch màng tinh hoàn; tràn dịch màng tim ít gặp hơn.

– Bệnh thận: Hội chứng cầu thận cấp, hội chứng cầu thận mạn, hội chứng thận hư, suy thận cấp, suy thận mạn.

Suy tim

– Xơ gan

– Suy dinh dưỡng

– Phù vô căn

2. Phù khu trú:

Không do tăng dịch mô kẽ toàn cơ thể mà do các yếu tố tại chỗ.

– Hội chứng trung thất

– Tắc tĩnh mạch

– Suy van tĩnh mạch chi dưới

– Tắc bạch mạch

– Phù do dị ứng

– Bỏng

– Chấn thương

– Viêm mô tế bào, viêm nhiễm tại chỗ

– Thiếu vitamin B1

– Do thai nghén

– Phù niêm

– Do thuốc …

 TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ

1. Phát hiện phù

– Phát hiện phù thường dễ:

+ Bệnh nhân có cảm giác “nặng nề”, sáng ngủ dậy “nặng” mặt và mi mắt, đeo nhẫn thấy chật hơn, đi giày thấy khó khăn…

+ Tăng trọng lượng cơ thể: Thường tăng tới 4 – 5 kg trước khi khám phát hiện có phù.

+ Tay, chân to ra, tăng vòng bụng (cổ trướng).

+ Vùng phù nề căng mọng, mất nếp nhăn, chỗ lồi lõm tự nhiên: mu chân, mu tay, quanh mắt cá…

+ Màu da vùng phù nhợt nhạt.

+ Dấu ấn lõm (dấu Godet, dấu “lọ mực”): Dùng ngón tay ấn nhẹ nhàng lên vùng mô trên nền xương (mu chân, mắt cá, mặt trước xương chày, vùng xương cùng…) sẽ để lại dấu ấn lõm sau khi bỏ ngón tay ra.

+ Ấn không lõm: Do phù cứng hoặc phù nhiều đợt, da dày và cứng.

+ Nếu bệnh nhân nằm nhiều: Phù ở lưng, mặt sau đùi, vùng xương cùng…

– Tuy nhiên phát hiện phù có thể khó hơn do ứ nước chưa nhiều, lâm sàng chưa rõ. Có thể bệnh nhân tăng tới 3 kg mà vẫn không thấy phù, cần theo dõi cân nặng hàng ngày để phát hiện phù.

Giới tính và tuổi: Phụ nữ có thai, phù vô căn ở phụ nữ 30 – 50 tuổi, phụ nữ > 60 tuổi và béo phì (suy van tĩnh mạch chi dưới).

– Tiền sử gia đình: Phù có di truyền (phù bạch mạch bẩm sinh, phù mạch – thần kinh di truyền).

– Tiền sử bản thân:

+ Bệnh lý huyết khối – tắc mạch, có thể đang được điều trị thuốc chống đông.

+ Bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ tạo huyết khối.

+ Đái tháo đường đang điều trị insulin.

+ Bệnh lý ung thư, u lympho.

+ Sau phẫu thuật.

+ Sự liên quan với vòng kinh ở phụ nữ: Phù trước mỗi kỳ kinh do estrogen gây giữ muối và nước. Phù vô căn có tính chu kỳ nhưng không liên quan tới chu kỳ kinh.

+ Yếu tố khởi phát:

 Thuốc: Estrogen, corticoide, thuốc giãn mạch (amlodipin, nifedipin), thuốc lợi tiểu (dừng thuốc lợi tiểu đột ngột), tiêm Interleukin-2 điều trị ung thư…

 Sau tiêm vaccin, vết đốt của côn trùng.

 Thức ăn: Nhiễm ký sinh trùng, dị ứng thức ăn.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Phân loại nguyên nhân phù theo lâm sàng