Phẫu thuật nội soi

0
735
nội soi tiêu hóa

 PHẪU THUẬT NỘI SOI

nội soi tiêu hóa

Lịch sử phát triển của phẫu thuật nội soi có thể chia ra 3 giai đoạn:

 1. Thời kỳ sử dụng nguồn sáng tự nhiên ( từ thời Hippocrate đến năm 1805):

Ngay từ những ngày đầu của nền văn minh nhân loại, người ta đã biết sử dụng các loại ống khác nhau trong thực hành y học. Thủ thuật thụt tháo và dùng các loại ống thông để đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể đã được tiến hành từ thời kỳ cổ xưa ở Ai Cập, Hi Lạp, và La Mã cổ đại.
Hipocrate đã mô tả phương pháp thăm khám nội soi trực tràng, âm đạo, cổ tử cung, tai, mũi từ những năm 460-357 trước công nguyên. Ngay từ những ngày đầu tiên của nền văn minh nhân loại, người ta đã biết sử dụng nguồn sáng tự nhiên để chiếu sáng các khoang nằm sâu trong cơ thể .

2. Thời kỳ sử dụng ánh sáng phản xạ tự nhiên hoặc sử dụng nguồn sáng nhân tạo ( từ 1805-1957):

+ Giai đoạn 1: hệ thống ống mở (1805-1879).
Vào năm 1805, Phillipe Bozzini tạo ra dụng cụ soi bàng quang, trực tràng với sử dụng nguồn ánh sáng từ một ngọn nến được phản chiếu qua một hệ thống gương.
Atoni J. Desormeaux đã chế tạo loại ống nội soi dạ dày và bàng quang, âm đạo và tử cung sử dụng nguồn sáng từ một ngọn đèn và một thấu kính để hội tụ ánh sáng. Bevan đã sử dụng ống soi thực quản để lấy dị vật thực quản từ năm 1868.
Năm 1869, Pantaleoni đã soi tử cung và đốt polip bằng dung dịch nitrat bạc thành công cho một phụ nữ 60 tuổi.
Năm 1874, Stain đã cải biên một chiếc máy chụp ảnh để chế tạo ra loại ống soi có khả năng chụp ảnh các tổn thương giải phẫu bênh của bàng quang.
Năm 1867, Bruck là ngưòi đầu tiên phát minh ra loại ống soi sử dụng nguồn sáng phát ra từ những sợi bạch kim nối vói nguồn điên đặt ở trên đầu.
+ Giai đoạn 2: sử dụng ống soi cứng (1879-1936).
Năm 1879, Max Nitze đã chế tạo thành công loại ống nội soi bàng quang sử dụng hê thống các lăng kính và nguồn ánh sáng phát ra từ những sợi bạch kim đặt ở trên đầu.
Năm 1880, Edison đã lắp một bóng đèn vào đầu ngoại vi của ống nội soi bàng quang và thiết kế một rãnh riêng trong lòng của ống nội soi dành cho phẫu thuật.
Năm 1889, Boisseau du Rocher đã chế tạo thành công phần lăng kính gắn vỏ ở đầu ống nội soi .
Năm 1881, Mikulicz sử dụng một loại bóng đèn nhỏ làm nguồn sáng để soi dạ dày.
Năm 1898, Killian đã soi phế quản thành công nhò bố trí hê thống nguồn sáng trên đầu qua một chiếc gương phản chiếu.
+ Giai đoạn 3: sử dụng ống soi nửa mềm (1936-1957).
Viêc phát minh ra loại ống nội soi nửa mềm đã cho phép đưa được ống nội soi qua những chỗ uốn cong, gấp khúc của các cơ quan nội tạng.
Năm 1881, Johann Von Mickulicz đã chế tạo thành công loại ống soi nửa mềm cho phép uốn cong ống khoảng 30 độ so vói đoạn dưói của ống.
Năm 1936, Wolf và Schindler đã chế tạo thành công ống soi dạ dày nửa mềm có chiều dài 77mm, đường kính 12mm và 48 kính lúp lổng vào nhau.
Năm 1952, Rudolph Schindler đã cho ra đời loại ống soi nửa mềm mói dựa trên những nguyên tắc về quang học của Lange từ năm 1917.
+ Giai đoạn 4: sử dụng ống soi mềm (1957 đến nay).
Năm 1898, Lange và Meltzing đã chế tạo thành công ống soi dạ dày mềm có gắn máy quay phim và công bố kết quả soi dạ dày bằng loại ống này trên 15 bênh nhân. Một phiên bản hiên đại hơn của loại ống soi dạ dày mềm có quay phim dạ dày đã được phát triển và công bố sau đó 62 năm.
Basil Hirschowitz, C Wilbur và Peters Lawrence Curtis đã chế tạo thành công ống soi dạ dày ống mềm sử dụng các sợi thủy tinh, có những lỗ quan sát ở thành bên của ống nội soi và sử dụng bóng đèn ở đầu ngoại vi làm nguổn sáng .
Năm 1930, Heinrich Lamm đã chế tạo được những sợi thủy tinh mảnh có thể gấp khúc, uốn cong mà vẫn không làm giảm khả năng dẫn truyền ánh sáng. Có hai loại bó sợi thủy tinh: loại bó sợi thủy tinh được tạo ra bởi các sợi thủy tinh độc lập, có tỉ trọng khác nhau, rời rạc, chất lượng truyền ánh sáng của loại này khá thấp. Loại các sợi thủy tinh dính liền nhau, có kết cấu giống hêt nhau có chất lượng cao hơn và cho phép truyền ánh sáng tốt hơn, cho các hình ảnh trung thực và rõ nét hơn.
Năm 1933, Hischowitz đã chế tạo thành công ống nội soi dạ dày – tá tràng đầu tiên sử dụng các bó sợi thủy tinh để dẫn truyền ánh sáng.
Năm 1962, Hischowitz đã thông báo về kinh nghiêm của mình trong soi dạ dày- tá tràng bằng loại ống soi nói trên ở 500 bênh nhân.
+ Giai đoạn ứng dụng nôi soi hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Tháng 2 năm 1957, Hischowitz, Peter và Curtiss đã sử dụng loại ống soi dạ dày tự tạo để soi thành công cho vợ của một sinh viên nha khoa bị loét hành tá tràng.
Năm 1961, Hischowitz đã công bố trên tờ báo Lancet về những kết quả thăm khám nội soi dạ dày và mỏm tá tràng.
Phương pháp chẩn đoán nội soi kết hợp vói siêu âm đã cho phép mở rộng hơn khả năng chẩn đoán của phương pháp nội soi ống mềm.
Năm 1980, tại Hội nghị nội soi tiêu hoá lần thứ tư tổ chức của châu Âu ở Hamburg, Strohm và Classen đã thông báo kết quả sử dụng ống nội soi mềm kết hợp vói siêu âm kiểu xuyên tâm. Phương pháp nội soi kết hợp vói siêu âm đã góp phần quan trọng trong chẩn đoán các khối u hạ niêm mạc dạ dày, phát hiên độ sâu mà khối u đã thâm nhiễm tói, phát hiên những di căn ung thư vào tổ chức hạch bạch huyết ở xung quanh, phát hiên những khối u có kích thưóc nhỏ của tụy tạng có đường kính < 2cm và kiểm tra đường mật, túi mật, thuỳ trái, thùy phải của gan.
Ngoài khả năng để chẩn đoán, phương pháp nội soi còn có khả năng điều trị một số bênh như chảy máu đường tiêu hoá trên (tiêm êphedrin, kẹp cầm máu bằng các clip, gây dính tổ chức bằng polimer, đốt cầm máu bằng các đầu đốt điên đơn và lưỡng cực, buộc cầm máu bằng các loại chỉ chun giãn, sử dụng đầu đốt điên, sử dụng liêu pháp gây xơ, làm đông đặc mạch máu bằng siêu âm).
Năm 1939, Crafoord, Frenckner đã mô tả phương pháp sử dụng cồn etanol 98%, dung dịch muối natri, thrombin, dextrose, êphed-rin, adrenalin, dung dịch epinephrin đâm đặc để cầm máu các tĩnh mạch thực quản bị giãn vỡ qua nội soi.
Năm 1964, Gensic và Labuda đã chế tạo và ứng dụng thành công trong nội soi loại laser – agon, hồng ngọc, nhôm, ytri (Nd-YAG).
Năm 1983, Fruhmorgan đã ứng dụng loại laser vào nội soi thành công.
Năm 1976, Tytgat đã đưa được ống nội soi qua chỗ hẹp của đoạn thực quản- tâm vị do bị một khối ung thư chèn ép.
Năm 1980, Gauderer đã mô tả kỹ thuât nội soi dạ dày qua da (PEG). Bốn năm sau, Ponsky và Aszodi đã tiến hành trường hợp mở dạ dày và mở tiểu tràng bằng phương pháp nội soi qua da đầu tiên.
Trường hợp mổ cắt túi mât nội soi đầu tiên được tiến hành vào năm 1898.
Năm 1970, Oi đã tiến hành soi đường mât nội soi ngược dòng thành công, mở đầu cho một thời kỳ điều trị sỏi đường mât bằng phương pháp nội soi.
Năm 1974, Classen và Demling và Kawai đã tiến hành lấy sỏi đường mât và cắt các khối u nhú đường mât thành công.
Phẫu thuât nội soi ổ bụng trải qua 3 thời kỳ: nội soi ổ bụng chẩn đoán, nội soi ổ bụng điều trị và nội soi ổ bụng hiên đại có sử dụng máy vi tính và màn hình.
– Thời kỳ nôi soi ổ bụng chẩn đoán:
Năm 1901, Georg Kelling đã mô tả kỹ thuât soi dạ dày và thực quản bằng ống soi bàng quang (do Nitze và Leiter thiết kế) đưa qua một trocar.
Năm 1902, Fielder đã bơm khí đã được lọc vào ổ bụng trước khi soi
( Koelioskopie) .
Năm 1901, Jacobaeus công bố về kỹ thuât soi ổ bụng bằng ống soi bàng quang không bơm khí ổ bụng.
Năm 1901, Von Ott ở St. Detersburg đã miêu tả kỹ thuât soi ổ bụng cho một phụ nữ có thai bằng ống soi “culdoscopic” (kỹ thuât “ Ventroscopy”).
Năm 1911, Jacobaeus đã công bố kết quả nội soi ổ bụng trên 115 trường hợp, trong đó chỉ có một trường hợp bị biến chứng chảy máu nặng; Kelling miêu tả bề ngoài của gan, các khối u và bênh lao trên 45 trường hợp nội soi ổ bụng .
Năm 1911, Bernkeim (người Mỹ) mô tả phương pháp nội soi ổ bụng bằng ống nội soi trực tràng đưa xuyên qua một vết rạch nhỏ ở thượng vị vào sâu 12mm dùng gương soi tai-mũi-họng để kiểm tra mặt trước dạ dày, gan và cơ hoành .
Năm 1912, Nordentoft đã chế tạo thành công loại trocar có gắn đèn nội soi. Korbsch (1921), Goetze( 1921) và Unverricht (1923) đã giới thiêu loại kim
chuyên dụng để bơm khí khoang ổ bụng và máy bơm khí vào khoang ổ bụng. Các dụng cụ này cho phép mở rộng tầm quan sát ảnh qua nội soi.
Năm 1920, Orndoff (nguòi Mỹ) đã chế tạo thành công loại trocar có đầu hình chóp sắc nhọn có thể dễ dàng chọc qua thành bụng.
Năm 1924, Zollikoffer đã chế tạo thành công loại van gắn vào vỏ của trocar có tác dụng tự động ngăn không cho khí thoát ra ngoài sau khi bơm khí carbon dioxide vào khoang ổ bụng.
Kalk (nguòi Đức) đã chế tạo thành công loại ống nội soi có lỗ bên cho phép quan sát tổn th-ơng ở một góc khoảng 450-500 so vói trục dọc, thiết kế dụng cụ sinh thiết trong quá trình nội soi ổ bụng, là nguòi đề xuất và ủng hộ kỹ thuật chọc hai lỗ trong nội soi ổ bụng.
Năm 1938, Veress (nguòi Hugari) đã chế tạo thành công loại kim có bộ phận gạt ở bên trong làm thay đổi h-óng của luỡi cắt tạo điều kiên cho việc cắt sinh thiết nhanh gọn, và một loại kim bơm khí khoang ổ bụng an toàn .
Năm 1946, Decker đã đề xuất ph-ơng pháp thay đổi vị trí đ-a ống nội soi vào khoang ổ bụng để làm giảm thiểu các biến chứng tổn th-ơng ruột và mạch máu.
– Thời kỳ nôi soi ổ bụng phẫu thuật (1933-1987) :
Năm 1933, Fervers lần đầu tiên đã mô tả kỹ thuật mổ bụng qua ống nội soi có gắn những thiết bị sinh thiết và đốt cầm máu, sử dụng khí dioxit carbon để bơm vào khoang ổ bụng.
Năm 1934, Jhon Ruddock đã chế tạo thành công và đ-a vào sử dụng hệ thống vật kính chuyên dụng, loại kìm sinh thiết và dụng cụ đốt điện .
Năm 1936, Boesch (Đức) đã tiến hành phẫu thuật nội soi sử dụng dao điện đơn cực để cắt vòi dẫn trứng gây triệt sản, Andreson (Mỹ) đã sử dụng nhiệt làm đông đặc vòi dẫn trứng để triệt sản.
Năm 1937, Hope đã sử dụng nội soi ổ cụng để chẩn đoán và phẫu thuật cấp cứu chửa ngoài tử cung.
Năm 1941, Power và Barnes (Mỹ) đã sử dụng dao điện đơn cực cắt vòi trứng thành công.
Năm 1942, Donaldson và Colleagues (Mỹ) đã treo tử cung thành công bằng phẫu thuật nội soi.
Palmer(1962), Frangeheim (1963) đã sử dụng điện đông để thực hiện triệt sản qua nội soi.
Năm 1952, Hopkins (nhà vật lý nguòi Anh) đã phát minh ra hệ thống thấu kính dạng que cho phép truyền năng luợng ánh sáng lên gấp đôi, hình ảnh rõ nét, trung thực.
Năm 1966, Wittmoser đã chế tạo thành công loại dao điện dùng trong quá trình nội soi .
Corson(1973) , Rioux và Cloutier ( 1974), Frangcheim (1972) đã sử dụng điện để cầm máu trong phẫu thuật nội soi.
Năm 1944, Palmer đã chế tạo thành công dụng cụ bơm khí tự động có thể theo dõi áp lực ổ bụng
Năm 1969, Semm đã chế tạo thành công dụng cụ cắt tổ chức thành từng mảnh, dụng cụ ngăn cản sự thất thoát khí CO2 được bơm vào khoang ổ bụng, kỹ thuật thắt buộc chỉ trong phẫu thuật nội soi, thiết bị tưói rửa, hút, loại kéo nhỏ, dụng cụ gắn clíp, kẹp hình thoi.
Năm 1982, Semm đã chế tạo thành công các dụng cụ khâu vi phẫu nội soi điều trị chửa ngoài tử cung, triệt sản , cắt vòi trứng, cắt buồng trứng , tách dính vòi buồng trứng, tách tua loa vòi trứng, thiết bị gây dính mạc nối, thiết bị khâu ruột, thiết bị cầm máu nội mạc tử cung, sinh thiết khối u, tái tạo và tạo hình sau thủng tử cung và cắt bỏ ruột thừa nội soi.
Năm 1970, Steptoe và Edwards lần đầu tiên đã lấy được noãn bào để thụ tinh trong ống nghiệm bằng phẫu thuật nội soi.
Năm 1972, Hulka đã tiến hành triệt sản bằng phương pháp cơ học sử dụng các chíp có thể co giãn được.
Năm 1978, Hasson đề xuất phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng mở.
Những ứng dụng của laser CO2 trong phát triển các dụng cụ điện đông lưỡng cực đối vói phẫu thuật nội soi đã được Maurice Bruhat, James Daniell ứng dụng thành công vào thực hành lâm sàng để cắt bỏ các khối u nằm sâu trong niêm mạc tử cung, điều trị chửa ngoài tử cung , tách dính, rạch tháo dịch vòi tử cung, rạch và hút các nang của buồng trứng (hội chứng Stein-Leventhal), làm tiêu các dây chằng tử cung điều trị chứng đau do kinh nguyệt.
Hope (1937) đã công bố những tài liệu đầu tiên về việc sử dụng nội soi ổ bụng để chẩn đoán phân biệt chửa ngoài tử cung. Anderson (1937) đã sử dụng đốt điện để triệt sản. Power và Barnes (1941) đã trình bày kỹ thuật đốt qua ống nội soi để triệt sản. Palmer (1947) đã sử dụng phương pháp nội soi để chẩn đoán nguyên nhân chứng vô sinh ở phụ nữ và chế tạo thành công loại kẹp sinh thiết khoan để sinh thiết buồng trứng. Frangenheim (1959) đã cải tiến thành công dụng cụ quang học sử dụng trong phẫu thuật nội soi ổ bong. Kalk (1929) đã chế tạo thành công hệ thống thấu kính chếch trưóc 135 độ và đề xuất sử dụng lỗ chọc thứ 2 để sinh thiết gan. Ruddock (1934) phát triển lỗ chọc đơn để soi màng bụng phẫu thuật và các dụng cụ sinh thiết trong quá trình nội soi.
Năm 1970, việc áp dụng nội soi để sinh thiết gan, nghiên cứu các rối loạn của gan và đường mật, xử trí cấp cứu bụng đã được các tác giả như Kalk, Wanhagat, Beck và Hemming ở Đức; Berci, Gaisford và Boyce ở Mỹ; Cuschieri ở Anh và Bắc Ailen triển khai khá rộng rãi.
Pergola, Etienne, Delavierre (Pháp), Canossi, Spinelli, Sotnikovet, Berezov, Nikora (URRS), Cuschieri, Gross(Anh và Bắc Ailen), Devita, Gaisford; Sugarbaker ( Mỹ) là những người đầu tiên tiến hành mổ nội soi điều trị một số bệnh ung thư.
Năm 1986 , Warshaw, Tepper và Shipley đã sử dụng phẫu thuật nội soi để điều trị ung thư tụy tạng vói tỉ lệ chính xác trên 93%.
Năm 1979, Frimberger ( Đức) đã tiến hành phẫu thuật cắt túi mật và lấy sỏi túi mật bằng phương pháp nội soi. Năm 1983 Lukichev và Colleagues đã mổ cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp .
– Thòi kỳ phẫu thuật nội soi hiên đại có sử dụng tin học và màn hình vô tuyến
(1987 đến nay):
Sự xuất hiên loại chip máy tính quay phim truyền hình gắn vói ống nội soi vào năm 1986 đã mở ra kỷ nguyên mói cho sự phát triển của phẫu thuật nội soi dưói hưóng dẫn của video.
Năm 1987, Mouret (Lyon-Pháp) đã phẫu thuật cắt túi mật nội soi sau khi bộc lộ rãnh ngang của gan và đáy túi mật.
Năm 1988, Dubois và Mouret đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt túi mật thành công.
Các phẫu thuật nội soi khác cũng được nhiều tác giả trên thế giói thực hiên: cắt thực quản (Buess ,1989), cắt dây X chọn lọc cao (Dubois, 1989), cắt thân dây X (Kakhouda và Mouret, 1990), cắt màng phổi, nội soi lổng ngực để mở cơ thực quản (Cuschieri , 1990), mở cơ tim bằng đưòng bụng (Cuschieri, 1991), cắt dạ dày bán phần (Goh,1992), cắt dạ dày-ruột, cắt bỏ lách , soi ống mật chủ và lấy sỏi ống mật chủ qua da , tạo vành hậu môn giả , tạo tấm bọc trong thoát vị …
Phẫu thuật nội soi trong những năm gần đây đã phát triển hết sức nhanh chóng và chiếm lĩnh rất nhiều chuyên khoa khác nhau.

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com