Contents
1 Trong thời kì mang thai
-Không để tăng cân quá mức: nên ăn kiêng với chế độ ăn ít muối ( <=2g/ngày).
-Tránh hoạt động thể lực, nghỉ ngơi nằm nghiêng trái ít nhất 1 giờ/ngày.
-Tránh thiếu máu.
-Quản lý thai nghén chặt chẽ với sự phối hợp giữa sản khoa và nội tim mạch.
2 Xử trí nội khoa
Chủ yếu là dự phòng và điều trị các tai biến
-Theo dõi sát ngay từ khi có thai, phát hiện các biến chứng để kịp thời chữa trị.
-Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.
-Tư vấn cho bệnh nhân các dấu hiệu nguy hiểm.
-Điều trị nội khoa bao gồm: Trợ tim, lợi tiểu, an thần, chống huyết khối và dự phòng nhiễm trùng.
3 Xử trí sản khoa
*Trong khi có thai
-Chưa suy tim:
+Con so: Có thể giữ thai để đẻ nếu thai phụ được theo dõi và chăm sóc nội khoa kỹ.Nên cho thai phụ vào viện trước đẻ 1 tháng.
+Con rạ: Nên đình chỉ thai nghén.Nếu thai đã gần đủ tháng, sức khỏe của mẹ cho phép giữ thai đến đủ tháng, có thể cho đẻ có hỗ trợ thủ thuật hoặc mổ lấy thai nếu có chỉ định.
– Đã có suy thai
+Con so: Cần cân nhắc kỹ và thống nhất giữa sản khoa và nội tim mạch.
Suy tim độ I,II: Thai nhỏ dưới 6 tháng nên đình chỉ thai nghén; nếu thai trên 6 tháng, thai phụ có yêu cầu và có khả năng điều trị thì nên chiếu cố nguyện vọng của họ.Trong quá trình điều trị phải đánh giá kết quả điều trị.Khi không đáp ứng điều trị phải đình chỉ thai nghén.
Suy tim độ III, IV: Phải đình chỉ thai nghén dù ở tuổi thai nào.Tuy nhiên, phải lựa chọn phương pháp, thời điểm thích hợp nhất.Cần có sự hỗ trợ của bác sĩ nội tim mạch.
+Con rạ: Nên đình chỉ thai nghén bằng các biện pháp an toàn và triệt để.Nếu thai gần đủ tháng cũng có thể điều trị thêm một thời gian ngắn để đủ tháng rồi mổ lấy thai chủ động.
-Trong khi tiến hành các biện pháp trên cần chú ý các vấn đề sau:
+Giảm đau tốt để đề phòng ngừng tim do đau hoặc do phản xạ
+Ngăn ngừa thuyên tắc mạch do huyết khối xảy ra sau thủ thuật, sau mổ.
+Đảm bảo vô khuẩn và sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng trong và sau đình chỉ thai nghén.
+Hạn chế chảy máu đến mức thấp nhất để giảm lượng dịch truyền khi hồi sức, đề phòng quá tải dễ dẫn đến suy tim và phù phổi cấp.
*Khi chuyển dạ
Ở người có bệnh tim việc đẻ đường dưới có lợi do hạn chế được các nguy cơ của mẹ liên quan đến phẫu thuật và hậu phẫu.
Trong chuyển dạ có nguy cơ xảy ra mất bù đột ngột nên cuộc đẻ phải diễn ra ở nơi có các bác sĩ tim mạch, gây mê, sản khoa, nhi khoa phối hợp.
-Khi đang chuyển dạ: Sản phụ nên được dùng thuốc trợ tim, an thần, thở oxy, nằm nghiêng trái.Nếu phải điều chỉnh cơn co bằng oxytocin nên dùng oxytocin 10 đơn vị pha trong 500ml dung dịch Glucose 5% để tránh quá tải cho tim.
–Khi sổ thai: Lấy thai bằng Forceps nếu đủ điều kiện để tránh gắng sức cho sản phụ.Cần chú ý chống rối loạn huyết động sau khi sổ thai bằng cách chèn túi cát lên bụng bệnh nhân và hạ thấp hai chân ngay sau đẻ.
-Nếu mổ lấy thai nên mổ lấy thai chủ động tốt hơn khi đã chuyển dạ để tránh các thay đổi huyết động tăng lên khi gây mê và chuyển dạ
-Thời kỳ sổ rau: Tôn trọng sinh lý sổ rau, chỉ can thiệp khi cần thiết, cần kiểm tra kỹ bánh rau để phát hiện sót ối.
Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com
Link tại:Thái độ xử trí bệnh tim đối với thai nghén-những điều cần biết