TRIỆU CHỨNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH.

0
602
Giãn phế nang.

1.Triệu chứng lâm sàng:

a.Triệu chứng cơ năng:

-Ho: nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có kèm theo khạc đờm hoặc không.

-Đờm: nhầy, trong, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì màu vàng.

Ho là một trong những triệu chứng của COPD.

-Khó thở: tăng dần giai đoạn muộn có khó thở liên tục.

+Type A: khó thở nhiều, người gầy, thiếu oxy máu lúc nghỉ ít.

+Type B: thiếu oxy máu, tăng carbonic nhiều, khó thở ít.

b.Triệu chứng thực thể:

-Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức.

-Có sử dụng cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn.

-Có sử dụng cơ bụng khi thở ra, thở nghịch thường.

-Đường kính trước, sau của lồng ngực tăng lên( lồng ngực hình thùng).

-Dấu hiệu Campbell: khí quản đi xuống ở thì hít vào.

-Dấu hiệu Hoover: giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào.

-Gõ: vang, nhất là khi có giãn phế nang.

-Nghe: tiếng tim mờ nhỏ, rì rào phế nang giảm, ral rít và ral ngáy. Trường hợp có giãn phế nang nhiều có thể thấy có ral ẩm, ral nổ.

2.Triệu chứng cận lâm sàng:

a.Chức năng hô hấp:

Dựa vào các chỉ số FEV1 và Gaensler có thể đánh giá mức độ nặng nhẹ của COPD theo Gold 2008:

-Giai đoạn I: COPD nhẹ khi các chỉ số:

FEV1/FVC < 70%

FEV1 > 80% trị số lý thuyết.

Có hoặc không có triệu chứng mãn tính(ho, bài tiết đờm).

-Giai đoạn II: COPD vừa:

FEV1/FVC < 70%

50%<FEV1<80% trị số lý thuyết.

Thường có các triệu chứng mạn tính(ho, bài tiết đờm, khó thở).

-Giai đoạn III: COPD nặng:

FEV1/FVC < 70%.

30% < FEV1 < 50% trị số lý thuyết.

Khó thở tăng và tái phát làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

-Giai đoạn IV: COPD rất nặng:

FEV1/FVC < 70%

FEV1 < 30% trị số lý thuyết.

FEV1 < 30% trị số lý thuyết kèm theo biến chứng.

Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có thể tử vong trong đợt cấp.

b.Đo khí máu động mạch:

-PaO2 máu giảm.

-PaCO2 máu tăng.

-SaO2 máu giảm.

c.X-quang phổi thường:

-Giai đoạn đầu đa số bình thường.

-Trên phim chụp có thể thấy hình phổi bẩn.

Khi bệnh tiến triển nặng, thấy rõ hình ảnh viêm phế quản mạn tắc nghẽn và giãn phế nang:

Giãn phế nang.

-Lồng ngực giãn: tăng khoảng sáng trước và sau tim, vòm hoành bị đẩy xuống, xương sườn nằm ngang.

-Hình ảnh dày thành phế quản.

-Hình ảnh bóng khí thũng dưới màng phổi ở đáy phổi, nhiều khi chỉ phát hiện được nhờ chụp cắt lớp vi tính.

-Các mạch máu ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp với hình ảnh căng giãn phổi.

-Cung động mạch phổi nổi, đường kính động mạch phổi thùy dưới bên phải > 16mm cũng là dấu hiệu của tăng áp động machjphooir.

-Tim dài và thong, giai đoạn cuối có hình ảnh tim to toàn bộ.

d.Chụp cắt lớp vi tính:

-Thường được tiến hành khi có giãn phế nang, trên hình ảnh chụp CLVT thấy các vùng sáng, không có mạch máu, các bóng khí.

e.Ngoài ra có thể dùng các xét nghiệm thăm dò khác như:

-Test phục hồi với thuốc giãn phế quản.

-Test phục hồi với glucocorticosteroid.

copy ghi nguồn DaiHocDuochanoi.com.

link bài viết: TRIỆU CHỨNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH.