Khám hệ thần kinh

0
713
khám bệnh

Nguyên tắc khám hệ thần kinh

Khám tỉ mỉ, nhiều lần. So sánh hai bên, so sánh chi trên với chi dưới và so sánh với người bình thường.Khi tiếp xúc với bệnh nhân phải giải thích rõ để bệnh nhân hợp tác (bệnh
nhân tỉnh)

Sau khi khám phải xác định được: Bệnh nhân có liệt không? Liệt ở đâu?
Đồng đều hay không?

Mức độ giảm cơ lực

Liệt cứng hay mềm?

Liệt trung ương hay ngoại biên?

Khám cơ lực

Thang điểm đánh giá cơ lực:

+ 0 = liệt hoàn toàn (không có co cơ)

+ 1 = co cơ nhưng không phát sinh động tác

+ 2 = Vận động được trên mặt phẳng, không
có ảnh hưởng của trọng lượng chi

+ 3 = Cử động được chống lại trọng lượng chi
nhưng không có thêm lực cản nào khác

+ 4 = Vận động được khi có sức cản

+ 5 = cơ lực bình thường

Khám cơ lực chi trên: Vai

Dạng (hầu hết do cơ delta và cơ cạnh sống), C5-C6, bệnh nhân gấp khuỷu và cố nhấc tay lên chống lại lực ấn xuống của người khám

Khép: (C6, C7, C8) bệnh nhân cố khép chặt tay vào thân, khuỷu gấp, trong khi người khám cố kéo cánh tay ra ngoài

Khám cơ lực chi trên: Khuỷu tay

Gấp = Bệnh nhân gấp chặt khuỷu, người khám cố kéo thẳng cánh tay

Duỗi: bệnh nhân cố duỗi cẳng tay chống lại lực gấp tay của người khám

Khám cơ lực chi trên: Cổ tay

Gấp = Bệnh nhân gấp chặt cổ tay, người khám cố kéo duỗi thẳng cổ tay ra

Duỗi: bệnh nhân cố duỗi cổ tay chống lại lực đẩy gấp cổ tay của người khám

khám bàn tay

 Khám cơ lực chi trên: Bàn tay

Duỗi = BN duỗi căng các ngón tay, bàn tay úp, người khám cố ấn các ngón tay xuống

Gấp = BN nắm và vặn chặt 2 ngón tay của người khám

Dạng = BN dạng các ngón tay hết sức, người khám cố khép các ngón tay của bệnh
nhân lại

Khép = BN khép chặt các ngón tay, người khám kéo tách lần lượt từng ngón

Nghiệm pháp gọng kìm: Bệnh nhân bấm chặt ngón trỏ và ngón cái tạo thành một gọng kìm, người khám luồn ngón trỏ và ngón cái của mình vào và lấy sức dạng ra. Bên liệt gọng kìm của bệnh nhân sẽ rời ra dễ dàng

Nghiệm pháp Barre chi trên Bệnh nhân giơ hai tay ra trước, mắt nhắm
và giữ nguyên tư thế đó. Bên liệt sẽ rơixuống từ từ

Nghiệm pháp úp sấp bàn tay của Babinski Bệnh nhân giơ hai tay ra trước, bàn tay
ngửa, mắt nhắm và giữ nguyên tư thế đó. Bên liệt sẽ úp sấp dần và rơi xuống từ từ

Khám cơ lực chi dưới: Háng

Gấp = yêu cầu BN duỗi thẳng và nâng cao chân lên chống lại lực đẩy xuống của người khám (ta đặt tay ngay trên đầu gối)

Duỗi = BN giữ thẳng chân nằm xuống giường kháng lại lực nhấc chân lên của người khám (ta đặt tay dưới kheo chân hoặc cổ chân)

Dạng = BN dạng đùi ra ngoài kháng lại lực đẩy vào của ta

Khép = BN khép chặt đùi kháng lại lực kéo ra

Khám cơ lực chi dưới: Gối

Gấp (L5, S1) = bệnh nhân gập gối không để người khám duỗi thẳng ra. Có thể để bệnh nhân nằm sấp để loại trừ lực tác động của các cơ khác

Duỗi (L3, L4) = để gối gấp nhẹ, yêu cầu bệnh nhân duỗi thẳng ra không để ngườikhám gập gối lại

Khám cơ lực chi dưới: Cổ chân

Người khám gập cổ chân trong khi bệnh nhân cố đạp bàn chân vào tay người khám hoặc ngược lại, ta kéo thẳng hai bàn chân người bệnh trong khi họ cố gập cổ chân lại

Nghiệm pháp Mingazzini chi dưới Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân giơ lên, cảng chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân mình. Bên liệt cẳng chân sẽ rơi xuống.

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com